Ông Vũ Khiêu có đưa ra đề xuất chọn hoa mào gà làm quốc hoa. Song tôi có thể dùng chính lập luận của ông Vũ Khiêu để bác bỏ chính đề xuất của ông. Ông Vũ Khiêu bác bỏ hoa đào, hoa mai vì cho rằng những loài hoa này ở Trung Quốc đẹp hơn nhiều và có nhiều thơ ca về chúng. Nhưng ông Vũ Khiêu cũng quên mất là hoa mào gà cũng có ở Trung Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều thơ ca về hoa mào gà. Hoa mào gà ở Trung Quốc có tên là kê quan hoa (hoa màu đỏ) hay thanh tương hoa (hoa màu trắng). Quảng quần phương phổ (quyển 52) có chép kê quan hoa và dẫn ra một số bài thơ viết về hoa này. Hoa mào gà trong tiếng Nhật là keitou (kê đầu) và là một quý ngữ của thể thơ haiku của Nhật Bản. Những thi nhân nổi tiếng của Nhật Bản như Buson, Basho, Issa và Shiki đều có thơ haiku với hoa mào gà là quý ngữ. Tôi không thể tìm được một bài thơ ca nào của người Việt Nam trong lịch sử văn học viết về hoa mào gà. Nếu người Việt biết sử dụng hoa mào gà trong chữa bệnh thì người Trung Quốc, Nhật Bản cũng sử dụng hoa mào gà trong y dược không thua kém. Như vậy theo đúng như tiêu chí của ông Vũ Khiêu, hoa mào gà đâu có xứng làm quốc hoa của Việt Nam.
Một đặc điểm dễ thấy là hoa mào gà chỉ thấy góp mặt trong y dược và làm cảnh ở Việt Nam. Trong các hình thức sinh hoạt khác, như văn học, điêu khắc, âm nhạc... nó hoàn toàn vắng bóng. Như vậy hoa mào gà đâu có mang trong nó những giá trị văn hóa thẩm mỹ của người Việt. Cho rằng hoa mào gà tượng trưng cho đầu gà trống và gà trống tượng trưng cho Việt Nam chỉ là những lập luận suy diễn tư biện và không có bất cứ một cơ sở dẫn chứng nào trong lịch sử văn hóa Việt Nam để khẳng định.
Một đặc điểm dễ thấy là hoa mào gà chỉ thấy góp mặt trong y dược và làm cảnh ở Việt Nam. Trong các hình thức sinh hoạt khác, như văn học, điêu khắc, âm nhạc... nó hoàn toàn vắng bóng. Như vậy hoa mào gà đâu có mang trong nó những giá trị văn hóa thẩm mỹ của người Việt. Cho rằng hoa mào gà tượng trưng cho đầu gà trống và gà trống tượng trưng cho Việt Nam chỉ là những lập luận suy diễn tư biện và không có bất cứ một cơ sở dẫn chứng nào trong lịch sử văn hóa Việt Nam để khẳng định.
Cụ Khiêu dẫn chứng nguồn gốc "tôn vinh" hoa mào gà gán ghép rất khiên cưỡng.
ReplyDeleteĐồng ý với bác Đông A về việc hoa mào gà là số không trong văn hóa nói chung của Việt Nam.
Hoa lúa thì đã có ở Quốc huy Việt Nam (thực ra là bông lúa: 5 bông, 54 hạt lúa) và rất tiếc đã được Campuchia dùng.
Thiển ý của em là: Quốc hoa phải là đơn nhất, không chen lẫn với hoa khác. Trong quốc lễ, quốc hoa phải là biểu trưng nổi bật.
Em vẫn thiên về hoa sen và đây là ý kiến của nhiều người hiểu biết đã bàn thấu tình đạt lý (như bác Đông A chẳng hạn, hehe).
Và vẫn như comment bài trước, em vẫn có thiên kiến như thế này:
ReplyDeleteTâm hồn con người Việt Nam có đẹp như "khi hoa nở, khi chờ trăng lên" thì mới chọn được quốc hoa.
Trong trường hợp này, hoa chọn người, gửi vào tâm hồn người vẻ đẹp của hoa. Chứ không phải điều ngược lại.
Hoa mao ga co gi la dac trung cho Viet nam, cai bac nay chon len nghe buon cuoi. Hoa mao ga tham chi con khong duoc cam vao lo tu te nhu nhieu loai hoa khac, hoa mao ga cu no ngoai vuon hoac gop mat vao dia hoa cung bai thoi.
ReplyDeleteQuốc hoa của Kampuchia không phải là lúa đâu. Quốc hoa của họ là hoa Rumdul (Mitrella mesnyi). Hoa này trông cũng hay lắm. Theo thông cáo của Chính phủ Kampuchia thì hoa Rumdul rất thơm và phụ nữ Kampuchia thường dùng trong son môi và do vậy hoa được dùng để hình tượng vẻ đẹp của phụ nữ và Kampuchia có các bài hát về hoa này.
ReplyDeleteGS Vũ Khiêu chọn hoa mào gà là có lý của nó, đó là đặc trưng của lòai Gà Sống (Trống) chưa thiến (chứ không được Thiến Sót),... loại hoa này dạo này xuất hiện khá nhiều trên blog BS Hồ Hải, mục y học thường thức,...
ReplyDeletehoa thiên lý thì sao?
ReplyDeleteNên chọn hoa Bưởi.
ReplyDeleteTheo tôi, hoa thiên lý cũng là một ứng cử viên sáng giá, nhưng không thấy ai đưa ra công luận. Hoa thiên lý có những ưu điểm sau:
ReplyDelete1. phân bố ở cả 3 miền, xanh quanh năm
2. được quốc tế thừa nhận như một loại cây đặc hữu của Việt Nam thông qua tên gọi Tonkin jasmine.
3. sử dụng trong ẩm thực mang phong cách đặc sắc riêng của Việt Nam (khác với hoa sen, tuy được dùng trong ẩm thực nhưng không tạo ra những đặc sắc riêng mang tính Việt Nam).
Nhược điểm của hoa thiên lý:
1. Không xuất hiện trong văn chương, nghệ thuật (một số xuất hiện như "giàn thiên lý" không phải đặc tả về hoa).
2. Khó liên kết hoa với tính cách Việt.
3. Hoa thường được liên tưởng về ẩm thực hơn là liên tưởng về thưởng thức thẩm mỹ hoa.
Hoa phượng không thích hợp vì là cây ngoại nhập trong thời gian chưa lâu.
ReplyDeleteNhững thứ hoa như hoa bưởi, hoa chanh, hoa cam ... tôi xếp vào cùng một loại. Khó tìm ra ưu điểm mang tính Việt Nam trong các loại hoa này. Hoa chanh có gặp trong mỹ thuật, gạch hoa chanh thời Lý, Trần.
ReplyDeleteEm đề nghị chọn hoa mướp để sửa nhược điểm của hoa thiên lý: Trong văn chương thi phú cũng nhiều, đặc biệt là văn học dân gian tục ngữ, ca dao, dân ca; về tính cách: mướp dễ sống, dễ leo như người Việt nghèo nhưng luôn tìm cách sống, thậm chí leo cả lên "hàng rào" mà ngó vào nhà hàng xóm (hehe); nói về mướp nhưng lại hướng đến những giá trị "thẩm mỹ" khác nhau: mẹ mướp, mèo mướp, rách như xơ mướp, "Xanh xanh dây mướp leo rào, Đôi ta mới gặp biết chào sao đây?", "Bèo than phận bèo nằm trên mặt nước, Mướp than phận mướp bắc ngọn leo giàn".
ReplyDeleteĐùa bác Đông A tí, bác đừng giận em.
Hoa ban (Tây Bắc), hoa dâm bụt (thôn quê), hoàng lan (biệt thự), .... thì sao ạ? Ai cũng yêu hoa của riêng mình, chọn quốc hoa Việt Nam khó thay, bàn về điều đó như bàn làm thế nào chạch đẻ ngọn đa.
Em chỉ thích hoa có tên lan thôi.
Hay nước ta cứ trồng bạt ngàn hoa, hoa nào cũng trồng vậy. "Cả nước ta là một vườn hoa đẹp", biết đâu sửa được tâm hồn, tích cách Việt thời bây giờ.
Việt Nam có một số loài lan đặc hữu, rất đẹp (ví dụ như Dendrobium vietnamense, xem ảnh ở đây
ReplyDeletehttp://www.eerikas-bilder.de/orchideen/Meine_Orchideen/dendrobium_vietnamense.htm )
nếu chọn làm quốc hoa thì không sợ trùng với bất kỳ nước nào trên thế giới và đúng là của riêng Việt Nam. Nhưng cái dở là dân chúng đa phần lại không biết, không có bề dày văn hóa lịch sử. Quốc hoa phải là hoa mang tính phổ biến.
Em nghe một chỗ có nói là có thể chọn quốc hoa là hoa quỳnh (thêm cả cành giao). Em thấy cũng có lý, thơ ca có nhiều chỗ nói về hoa quỳnh. Như trong Truyền Kiều có câu "Khi chén rượu, lúc cuộc cờ/Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên", hay nhạc Trịnh có bài Quỳnh Hương.
ReplyDeleteNhưng em có cảm tưởng là hoa quỳnh dễ làm người ta liên tưởng đến thứ gì đó quá yểu mệnh. Bác Đông A nghĩ sao?
Hoa quỳnh tối nở sớm tàn, không hay lắm. Các điển tích về hoa quỳnh lại có gốc từ Trung Quốc, là điều không hay nữa. Tóm lại tôi thấy có mấy điểm sau phải tránh khi chọn quốc hoa:
ReplyDelete1. Không chọn hoa chóng tàn, hoa nở ban đêm, hoa dễ liên tưởng đến ma quỷ.
2. Không chọn hoa phát triển quá nhanh khiến có nguy cơ phải tiêu diệt chúng để giữ cân bằng sinh thái (như bèo hay mimosa).
3. Không chọn hoa có nguy cơ diệt chủng cao vì khi hoa biến mất lại đâm rắc rối.
4. Không chọn hoa gây phản cảm văn hóa hay cấm kỵ, hay vật tổ mang tính tôn thờ đặc biệt đối với bất kỳ dân tộc nào trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
5. Không chọn hoa ngoại nhập không có lịch sử lâu đời.
Đề cử Hoa Ngọc Lan (bạch ngọc lan - Michelia)!
ReplyDeleteTôi nghĩ những người lốp bi cho hoa sen có cơ hội chiến thắng cao, nếu biết cách.
ReplyDeleteNếu tôi ủng hộ hoa sen, tôi sẽ nói rằng Bác của chúng ta sinh ra từ làng sen, nhiều hình tượng Bác Hồ cũng gắn với Hoa Sen, như "Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ".
Người ta đã viện ra lý do này rồi. Nhưng mà chính trị hóa quốc hoa thì tôi không biết "lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn" không. Hơn nữa, các nước trên thế giới đâu có liên kết quốc hoa với nhân vật lịch sử. Việt Nam làm như vậy có khi lại tạo ra phản cảm chưa biết chừng.
ReplyDeleteHoa ngọc lan có lẽ là ứng viên sáng giá nhất ngoài mấy loại hoa truyền thống sen, mai, đào.
ReplyDeleteCảm ơn sự đồng cảm của bác ĐA.
ReplyDeletePHẨM VẬT HOA NGỌC LAN có rất nhiều ưu điểm thích ứng với tiêu chí của quốc hoa cho Việt Nam, rất gần gũi với tâm hồn Việt, không quá nhiều tới mức nhàm chán...
Hình dáng giàn dị, dễ mô phỏng, nên chăng lấy 1 hoa và 1 lá làm biểu tượng thể hiện,
Màu trắng ngần, tinh khiết,
Hương thơm gần thì nồng nàn,ngọt ngào; xa thoảng thì ngan ngát nhưng rất mạnh gây ấn tượng,
...
Hình ảnh phụ nữ cài hoa ngọc lan vào kẹp tóc chắc chỉ có ở VN.
Hoa ngọc lan theo (nhiều nơi) luôn có vẻ được tôn trọng hơn các loại hoa khác và cũng được dùng để thờ cúng.
Một túi gấm nhỏ thêu bản đồ VN chứa vài ba bông ngọc lan sẽ là món quà giao tế (kèm!)tuyệt vời với các đối tác nước ngoài cho các doanh nghiệp.
...
Sẽ có phản ứng rằng hoa ngọc lan khó trưng bày và cắm bình trang trí trong các lễ hội này khác. Tôi cho rằng QUỐC HOA để giới thiệu và biểu trưng 1 góc TÂM HỒN DÂN TỘC VIỆT, không lầm lẫn đó là đại diện cho hoa sắc Việt Nam.
Nếu bác Đông A,khi thi hứng mà phân tích và bình giải về hoa ngọc lan thì sao nhỉ, :)
Bác Mr.Do chơi ăn gian nhé, bác định dùng chiêu "dựa hơi" bất hủ của các quan nhà ta đấy à. Hay bác định theo nghiệp chánh trị? he he.
ReplyDeleteHoa Ngọc Lan của bác Cường được đấy, em xin vote một phiếu. Bác nên đưa thêm bài hát "Hương ngọc lan" của nhạc sĩ Anh Quân do ca sĩ Mỹ Linh trình bày vào cho phần đề cử của mình thêm sinh động và nhiều chất nghệ.
Tuy nhiên, thành thật là bây giờ em chẳng nhớ ra hoa Ngọc Lan nó như nào cả, he he.
@ mr Do
ReplyDeletevì bông hoa Sen thần thánh quá nên đến đời củ Sen rễ Sen đã nối ngôi, và tự nó đã thành quốc hoa, quốc phụ, quốc vương và cả ... quốc họa.
Thật tiếc cho hoa rau muống. Không có rau muống làm sao miền Bắc vựơt qua giai đoạn xây dựng CNXH, làm hậu phương vững chắc cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không có rau muống làm sao nhân dân cả nước vượt qua giai đoạn khó khăn thời bao cấp & hợp tác hóa nông nghiệp sau 1975 để có được ngày hôm nay ngồi bàn về những thứ "lễ nghĩa" như quốc hoa. Hoa rau muống cũng đẹp. Rau muống nước cũng "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" có kém ai. Rau muống lại chẳng vùng miền, ở đâu cũng có. Tôi còn nghi chỉ có VN mới có [hay ăn, cả nước] rau muống. Ít gì rau muống cũng có trong ca dao, "Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương"... Trong ca dao hẳn hoi nhé, chứ không phải trong mấy thứ lai căng như âm [tân] nhạc nhé...
ReplyDeleteHaha bác roo lúc nào cũng có những suy dẫn độc đáo!
ReplyDelete@rung: Đọc mấy dòng của ông mà tôi cứ thấy nó ngu xuẩn và mấy dạy thế nào ấy.
ReplyDeletetheo tôi nên chọn hoa lúa gaọ làm quốc hoa vì ai cũng cần đến nó và nó đáp ứng hết các yêu câù của các loại ban ổ chức.
ReplyDeleteHoa nhài (lài) thì sao nhỉ ? cũng có xuất hiện trong chuyện cổ, thơ văn hay ca dao tục ngữ đó thôi... người người đều biết đến nó từ bình dân đến thượng lưu, ai cũng đã từng sử dụng đến hoa nhài mà... hương hoa thì lại ngào ngạt, không kém thế nếu ứng dụng câu "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" để so sánh..
ReplyDeleteĐừng câu nệ điều gì cả, SG Vũ Khiêu cũng có thể đúng đấy, hãy đọc lại chương đầu tiên trong Đạo đức Kinh của Lão Tử "TIÊU GIAO DU", sẽ chọn được Quốc hoa
ReplyDelete