Tin báo gửi Bạch Cư Dị
Trong mùa đông thứ mười lưu đày đấy
cái rét chưa bao giờ ngừng hành hạ ông
và cái đói dày vò bụng ông ngày và đêm
trong khi ông nghe thấy những tiếng kêu
từ những cái miệng đói quanh ông
cả già, cả trẻ và cả muôn loài
những chiếc túi da bọc xương đấy đang run rẩy
và ông nghe thấy những tiếng chim kêu lả đi
đang tìm kiếm trong bùn băng giá những gì nuốt được
và ông xem những con chim di cư mắc trong giá lạnh
những con ngỗng lớn ngày một yếu đi
cho đến lúc đôi cánh chúng chỉ đủ nâng la đà trên đất
để tụi trẻ con chăng lưới được một con
và xách nó tới chợ bán làm thịt
và khi đấy ông trông thấy nó
trong chuyến lưu đày của chính nó
ông mua nó và nuôi nó cho đến lúc
nó có thể bay đi và ông thả nó đi
nhưng khi đó nơi nào nó có thể đi
trong cái thế giới thời của ông
với những chiến tranh khắp nơi,
những người lính đang đói,
lửa nhóm, giết thịt, mười hai thế kỷ trước
Tôi vẫn muốn báo cho ông biết
con ngỗng khỏe và nó đang ở đây với tôi
ông hẳn sẽ nhận ra con chim di cư cũ
nó ở với tôi đã lâu và chẳng vội rời đây
những chiến tranh bây giờ lớn hơn bao giờ hết
thói tham lam đã đạt tới mức mà ông sẽ không tin nổi
và tôi sẽ chẳng nói cho ông
người ta làm gì với những con ngỗng trước khi giết chúng
bây giờ chúng tôi đang làm tan chính cực trái đất
nhưng mà tôi vẫn chưa bao giờ biết
nó có thể đi đâu sau khi rời xa tôi
W.S. Merwin
Bài thơ này tôi dịch từ bản đăng trên tạp chí The New Yorker. Con ngỗng trong bài thơ chính là con chim nhạn trong bài Phóng lữ nhạn (Thả chim nhạn lạc) của Bạch Cư Dị. Sau đây là bản dịch bài thơ Phóng lữ nhạn của Khương Hữu Dụng:
Thả chim nhạn lạc
Nguyên Hoà năm thứ mười tuyết lớn,
Cây cối gãy cành sông giá đóng,
Trăm chim kiếm ăn bay thất thơ,
Có tiếng con nhạn đói xác xơ.
Mổ cỏ trong tuyết, ngủ trên giá,
Cánh lạnh trên không bay lờ đờ.
Trẻ chài chăng lưới bắt sống nhạn,
Xách ngay vào chợ bán tươi đi.
Ta, người phương bắc quan bị trích,
Người chim tuy khác, cũng là khách.
Thấy cảnh khách chim thương khách người,
Mua mày, thả mày bay lên khơi.
Phương nào, nhạn ơi, nhạn bay hỡi ?
Nhất là tây bắc, đừng bay tới!
Hoài Tây có giặc dẹp chưa yên,
Trăm vạn quân binh còn đóng mãi.
Quân ta quân giặc cứ giằng co,
Lương hết binh cùng, đến mày khổ.
Lính kia đói lử, bắn mày ăn,
Lông mày họ nhổ làm tên đó!
A Message to Po Chu-I
by W. S. Merwin
In that tenth winter of your exile
the cold never letting go of you
and your hunger aching inside you
day and night while you heard the voices
out of the starving mouths around you
old ones and infants and animals
those curtains of bones swaying on stilts
and you heard the faint cries of the birds
searching in the frozen mud for something
to swallow and you watched the migrants
trapped in the cold the great geese growing
weaker by the day until their wings
could barely lift them above the ground
so that a gang of boys could catch one
in a net and drag him to market
to be cooked and it was then that you
saw him in his own exile and you
paid for him and kept him until he
could fly again and you let him go
but then where could he go in the world
of your time with its wars everywhere
and the soldiers hungry the fires lit
the knives out twelve hundred years ago
I have been wanting to let you know
the goose is well he is here with me
you would recognize the old migrant
he has been with me for a long time
and is in no hurry to leave here
the wars are bigger now than ever
greed has reached numbers that you would not
believe and I will not tell you what
is done to geese before they kill them
now we are melting the very poles
of the earth but I have never known
where he would go after he leaves me
Trong mùa đông thứ mười lưu đày đấy
cái rét chưa bao giờ ngừng hành hạ ông
và cái đói dày vò bụng ông ngày và đêm
trong khi ông nghe thấy những tiếng kêu
từ những cái miệng đói quanh ông
cả già, cả trẻ và cả muôn loài
những chiếc túi da bọc xương đấy đang run rẩy
và ông nghe thấy những tiếng chim kêu lả đi
đang tìm kiếm trong bùn băng giá những gì nuốt được
và ông xem những con chim di cư mắc trong giá lạnh
những con ngỗng lớn ngày một yếu đi
cho đến lúc đôi cánh chúng chỉ đủ nâng la đà trên đất
để tụi trẻ con chăng lưới được một con
và xách nó tới chợ bán làm thịt
và khi đấy ông trông thấy nó
trong chuyến lưu đày của chính nó
ông mua nó và nuôi nó cho đến lúc
nó có thể bay đi và ông thả nó đi
nhưng khi đó nơi nào nó có thể đi
trong cái thế giới thời của ông
với những chiến tranh khắp nơi,
những người lính đang đói,
lửa nhóm, giết thịt, mười hai thế kỷ trước
Tôi vẫn muốn báo cho ông biết
con ngỗng khỏe và nó đang ở đây với tôi
ông hẳn sẽ nhận ra con chim di cư cũ
nó ở với tôi đã lâu và chẳng vội rời đây
những chiến tranh bây giờ lớn hơn bao giờ hết
thói tham lam đã đạt tới mức mà ông sẽ không tin nổi
và tôi sẽ chẳng nói cho ông
người ta làm gì với những con ngỗng trước khi giết chúng
bây giờ chúng tôi đang làm tan chính cực trái đất
nhưng mà tôi vẫn chưa bao giờ biết
nó có thể đi đâu sau khi rời xa tôi
W.S. Merwin
Bài thơ này tôi dịch từ bản đăng trên tạp chí The New Yorker. Con ngỗng trong bài thơ chính là con chim nhạn trong bài Phóng lữ nhạn (Thả chim nhạn lạc) của Bạch Cư Dị. Sau đây là bản dịch bài thơ Phóng lữ nhạn của Khương Hữu Dụng:
Thả chim nhạn lạc
Nguyên Hoà năm thứ mười tuyết lớn,
Cây cối gãy cành sông giá đóng,
Trăm chim kiếm ăn bay thất thơ,
Có tiếng con nhạn đói xác xơ.
Mổ cỏ trong tuyết, ngủ trên giá,
Cánh lạnh trên không bay lờ đờ.
Trẻ chài chăng lưới bắt sống nhạn,
Xách ngay vào chợ bán tươi đi.
Ta, người phương bắc quan bị trích,
Người chim tuy khác, cũng là khách.
Thấy cảnh khách chim thương khách người,
Mua mày, thả mày bay lên khơi.
Phương nào, nhạn ơi, nhạn bay hỡi ?
Nhất là tây bắc, đừng bay tới!
Hoài Tây có giặc dẹp chưa yên,
Trăm vạn quân binh còn đóng mãi.
Quân ta quân giặc cứ giằng co,
Lương hết binh cùng, đến mày khổ.
Lính kia đói lử, bắn mày ăn,
Lông mày họ nhổ làm tên đó!
A Message to Po Chu-I
by W. S. Merwin
In that tenth winter of your exile
the cold never letting go of you
and your hunger aching inside you
day and night while you heard the voices
out of the starving mouths around you
old ones and infants and animals
those curtains of bones swaying on stilts
and you heard the faint cries of the birds
searching in the frozen mud for something
to swallow and you watched the migrants
trapped in the cold the great geese growing
weaker by the day until their wings
could barely lift them above the ground
so that a gang of boys could catch one
in a net and drag him to market
to be cooked and it was then that you
saw him in his own exile and you
paid for him and kept him until he
could fly again and you let him go
but then where could he go in the world
of your time with its wars everywhere
and the soldiers hungry the fires lit
the knives out twelve hundred years ago
I have been wanting to let you know
the goose is well he is here with me
you would recognize the old migrant
he has been with me for a long time
and is in no hurry to leave here
the wars are bigger now than ever
greed has reached numbers that you would not
believe and I will not tell you what
is done to geese before they kill them
now we are melting the very poles
of the earth but I have never known
where he would go after he leaves me
Quầng lửa
ReplyDeleteThiêu đốt vũ trụ
Rồi lại hồi sinh