Các đoạn trích sau được lấy từ bài viết của Nguyễn Thị Chân Quỳnh:
Lễ Khóa ấn
25 tháng chạp làm lễ Khóa ấn trong một tháng, hộp đựng ấn úp mặt xuống. Chỉ những việc trọng đại như sát nhân, phản quốc... mới được xét ngay, còn trộm cắp lặt vặt, đánh nhau, đòi nợ vv. thì đình chỉ, đợi ngày khai ấn mới xét xử.
(BARON, Samuel : Description du Royaume de Tonquin. Bản dịch của H. Deseille.)
Nghi tiết ở phủ Chúa (lược) :
Sáng mồng một, hiệu Thiên-hùng bắn súng hiệu, hiệu Thị-trung đánh trống nghiêm. Tướng sĩ thuộc các đội thuyền đứng hầu hoặc đi tuần sát.
Tư-thiên-giám đã chọn giờ và phương hướng tốt để Chúa đi lễ. Các quan rước Chúa đến Thái miếu và Cungmiếu hành lễ rồi về phủ.
Chúa ngự long tọa. Quan và lính hiệu Thị-hậu đứng hầu. Binh phiên ban tiền thưởng Xuân theo cấp bậc : nhất phẩm được 5 quan tiền, nhị phẩm được 4 quan... cửu phẩm một quan, Tư-thiên-giám được 6 tiền, nhạc công một tiền.
Tư-thiên-giám chọn giờ tốt khải Chúa khai ấn.
Tiết-chế-phủ dẫn các quan từ cửa Cáp-môn tiến vào phủ đường. Bốn viên Ðiển-giám (dùng Khoa quan), hai đứng ở bên Tả và bên Hữu trong phủ, hai đứng ở ngoài phủ. Tiết-chế-phủ và các quan theo thứ tự lạy mừng. Chúa ban yến. Dự yến xong, các quan làm lễ tạ ơn. Chúa về cung, Tiết-chế-phủ về phủ.
Các quan lại đến phủ Tiết-chế chúc mừng.
(PHAN HUY CHÚ : Lịch Triều Hiến Chương - Lễ Nghi Chí. Hà-nội. Tổ Phiên dịch Viện Sử Học, 1961.)
Năm 1659, Bento Thiện, một "Thầy giảng" đạo Thiên chúa đã viết về Tết như sau :
"Thói nước Annam, đầu năm mùng một tháng giêng, gọi là ngày Tết. Thiên hạ đi lạy Vua, đoạn lạy Chúa, mới lạy ông bà ông vải, cha mẹ cùng kẻ cả bề trên. Quan quyền thì lạy Vua Chúa, thứ dân thì lạy Bụt trước. Ăn Tết ba ngày, mà một ngày trước mà xem ngày mùng hai, mùng ba, ngày nào tốt, thì Vua Chúa đi đền Giao, gọi là nhà thờ Trời, hiệu Thiên Thượng Ðế Hoàng Ðịa Kì. Vua Chúa đi lạy mà xin cho thiên hạ được mùa cùng dân an. Ðến mùng bẩy mùng tám mớì hết, cùng làm cỗ cho thiên hạ ăn mười ngày. Lại xem ngày nào tốt mới mở ấn ra cho thiên hạ đi chầu cùng làm việc quan, cùng hỏi kiện mọi việc ; lại làm như trước mới khai quốc, thiên hạ vào chầu Vua. Từ ấy mới có phiên đi chầu. Nội Ðài, Ngoại Hiến, Phủ Huyện, quan đảng nha môn, mới có kiện cáo. Ðến trung tuần mới có Khánh thọ bảo thần cho thiên hạ mừng tuổi Vua. Ai có nghề nghiệp gì thì làm cho Vua xem. Ðến hạ tuần tháng giêng, Ðức Chúa lại Tế Kỳ Ðạo dưới bãi cát, làm đàn thờ. Trước thì thờ Thiên Chúa Thượng Ðế một đàn, là một đàn từ Vua Lê Thái Tổ cho đến nay, một đàn thì thờ Thần Kì Ðạo. Ðức Chúa lạy ba đàn này. Ðoạn đến đàn Thần Kì Ðạo, Ðức Chúa lạy đoạn, liền chỉ gươm cùng chém, lại bắn cung. Ðoạn lại đánh trống mà chỉ gươm cho thiên hạ mới đuổi đi, thì gọi là khao quân. Ðoạn liền về tập voi tập ngựa, gọi rằng đã hết năm mới.
(ÐỖ QUANG CHÍNH : Lịch sử chữ quốc ngữ. (1620-59). Saigon : Ra Khơi, 1972 ; Paris : Ðường Mới tái bản, 1985.)
Lễ Phất-thức và lễ Phong ấn
- Năm 1807, định lệ hàng năm đến ngày 25 tháng chạp âm lịch thì khóa ấn, mồng 7 tháng giêng thì khai ấn.
- Năm 1827, vua dụ : " Hết năm có lệ phong ấn để các nha dành ít ngày nghỉ ngơi, nhàn hạ trong khi cả năm phải siêng năng, chăm chỉ làm việc. Ðấng vương giả theo phép Trời làm việc mạnh mẽ, tự cường, không nghỉ ngơi còn sợ chưa hợp ý Trời, chưa thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân nên trẫm không muốn một ngày nhàn rỗi. Từ nay ấn tín quốc gia, hành dụng vẫn theo thường lệ. Còn các nha môn trong ngoài, cuối năm phong ấn, đầu giêng, khai Xuân, khai ấn, cứ theo lệ cũ mà làm".
Trước khi khai ấn phải rửa ấn, gọi là lễ Phất-thức. Nguyễn Công Hoan viết : Rửa ấn chỉ được phép ngâm rượu cho các chất bẩn giắt trong kẽ rã ra, không được lấy tăm khều cho nhanh vì làm thế sẽ độc, trong năm có nhiều án mạng xẩy ra (17).
Nhưng đấy là ở các nha môn, trong triều lễ Phất-thức long trọng hơn nhiều :
Nội Các chọn một trong mười ngày cuối tháng chạp làm lễ, được vua chuẩn. Các Hoàng thân, các quan trong viện Cơ Mật, trong Nội Các dự lễ cũng do Nội Các đề cử. Sáng hôm Phất-thức, bộ Lễ sai bầy bàn ở điện Cần-chánh. Sáu cái tủ khảm lớn đặt ở hai bên cửa điện, trong đựng các hộp ấn được mở ra trước mặt Hoàng thượng. Các ấn triện bằng vàng, ngọc, pha lê vv. của các tiên đế, Hoàng thượng, phi tần, được rửa bằng nước hương thủy (nước có ngâm các thứ hoa) rồi chùi bằng nhiễu điều. Ban đầu, các quan dự lễ mặc thường triều, sau thấy bất tiện nên đổi ra mặc áo thụng xanh. Sau khi rửa xong, ấn triện được cất lại vào trong tủ, rồi vua ban yến.
- Năm 1830, định lệ sau ngày phong ấn, gập những việc cần, Lục bộ, các nha và Nội Các tâu lên dùng ấn vàng. Ðến ngày khai ấn triện quan phòng, chua rõ năm, tháng, ngày nào dùng để làm bằng chiếu.
- Lễ Phất-thức đầu tiên của triều Nguyễn diễn ra vào năm 1837. Lễ Phất-thứcnăm 1919 được cử hành vào ngày 24 tháng chạp, tức là ngày 25/1/1919.
(JACNAL, Jean : "Mémoires de S.E. Huỳnh Côn dit Ðan Tương. Ancien Ministre des Rites", Revue Indochinoise, No 1-2, Jan.-Fév. 1924.)
Lễ Khóa ấn
25 tháng chạp làm lễ Khóa ấn trong một tháng, hộp đựng ấn úp mặt xuống. Chỉ những việc trọng đại như sát nhân, phản quốc... mới được xét ngay, còn trộm cắp lặt vặt, đánh nhau, đòi nợ vv. thì đình chỉ, đợi ngày khai ấn mới xét xử.
(BARON, Samuel : Description du Royaume de Tonquin. Bản dịch của H. Deseille.)
Nghi tiết ở phủ Chúa (lược) :
Sáng mồng một, hiệu Thiên-hùng bắn súng hiệu, hiệu Thị-trung đánh trống nghiêm. Tướng sĩ thuộc các đội thuyền đứng hầu hoặc đi tuần sát.
Tư-thiên-giám đã chọn giờ và phương hướng tốt để Chúa đi lễ. Các quan rước Chúa đến Thái miếu và Cungmiếu hành lễ rồi về phủ.
Chúa ngự long tọa. Quan và lính hiệu Thị-hậu đứng hầu. Binh phiên ban tiền thưởng Xuân theo cấp bậc : nhất phẩm được 5 quan tiền, nhị phẩm được 4 quan... cửu phẩm một quan, Tư-thiên-giám được 6 tiền, nhạc công một tiền.
Tư-thiên-giám chọn giờ tốt khải Chúa khai ấn.
Tiết-chế-phủ dẫn các quan từ cửa Cáp-môn tiến vào phủ đường. Bốn viên Ðiển-giám (dùng Khoa quan), hai đứng ở bên Tả và bên Hữu trong phủ, hai đứng ở ngoài phủ. Tiết-chế-phủ và các quan theo thứ tự lạy mừng. Chúa ban yến. Dự yến xong, các quan làm lễ tạ ơn. Chúa về cung, Tiết-chế-phủ về phủ.
Các quan lại đến phủ Tiết-chế chúc mừng.
(PHAN HUY CHÚ : Lịch Triều Hiến Chương - Lễ Nghi Chí. Hà-nội. Tổ Phiên dịch Viện Sử Học, 1961.)
Năm 1659, Bento Thiện, một "Thầy giảng" đạo Thiên chúa đã viết về Tết như sau :
"Thói nước Annam, đầu năm mùng một tháng giêng, gọi là ngày Tết. Thiên hạ đi lạy Vua, đoạn lạy Chúa, mới lạy ông bà ông vải, cha mẹ cùng kẻ cả bề trên. Quan quyền thì lạy Vua Chúa, thứ dân thì lạy Bụt trước. Ăn Tết ba ngày, mà một ngày trước mà xem ngày mùng hai, mùng ba, ngày nào tốt, thì Vua Chúa đi đền Giao, gọi là nhà thờ Trời, hiệu Thiên Thượng Ðế Hoàng Ðịa Kì. Vua Chúa đi lạy mà xin cho thiên hạ được mùa cùng dân an. Ðến mùng bẩy mùng tám mớì hết, cùng làm cỗ cho thiên hạ ăn mười ngày. Lại xem ngày nào tốt mới mở ấn ra cho thiên hạ đi chầu cùng làm việc quan, cùng hỏi kiện mọi việc ; lại làm như trước mới khai quốc, thiên hạ vào chầu Vua. Từ ấy mới có phiên đi chầu. Nội Ðài, Ngoại Hiến, Phủ Huyện, quan đảng nha môn, mới có kiện cáo. Ðến trung tuần mới có Khánh thọ bảo thần cho thiên hạ mừng tuổi Vua. Ai có nghề nghiệp gì thì làm cho Vua xem. Ðến hạ tuần tháng giêng, Ðức Chúa lại Tế Kỳ Ðạo dưới bãi cát, làm đàn thờ. Trước thì thờ Thiên Chúa Thượng Ðế một đàn, là một đàn từ Vua Lê Thái Tổ cho đến nay, một đàn thì thờ Thần Kì Ðạo. Ðức Chúa lạy ba đàn này. Ðoạn đến đàn Thần Kì Ðạo, Ðức Chúa lạy đoạn, liền chỉ gươm cùng chém, lại bắn cung. Ðoạn lại đánh trống mà chỉ gươm cho thiên hạ mới đuổi đi, thì gọi là khao quân. Ðoạn liền về tập voi tập ngựa, gọi rằng đã hết năm mới.
(ÐỖ QUANG CHÍNH : Lịch sử chữ quốc ngữ. (1620-59). Saigon : Ra Khơi, 1972 ; Paris : Ðường Mới tái bản, 1985.)
Lễ Phất-thức và lễ Phong ấn
- Năm 1807, định lệ hàng năm đến ngày 25 tháng chạp âm lịch thì khóa ấn, mồng 7 tháng giêng thì khai ấn.
- Năm 1827, vua dụ : " Hết năm có lệ phong ấn để các nha dành ít ngày nghỉ ngơi, nhàn hạ trong khi cả năm phải siêng năng, chăm chỉ làm việc. Ðấng vương giả theo phép Trời làm việc mạnh mẽ, tự cường, không nghỉ ngơi còn sợ chưa hợp ý Trời, chưa thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân nên trẫm không muốn một ngày nhàn rỗi. Từ nay ấn tín quốc gia, hành dụng vẫn theo thường lệ. Còn các nha môn trong ngoài, cuối năm phong ấn, đầu giêng, khai Xuân, khai ấn, cứ theo lệ cũ mà làm".
Trước khi khai ấn phải rửa ấn, gọi là lễ Phất-thức. Nguyễn Công Hoan viết : Rửa ấn chỉ được phép ngâm rượu cho các chất bẩn giắt trong kẽ rã ra, không được lấy tăm khều cho nhanh vì làm thế sẽ độc, trong năm có nhiều án mạng xẩy ra (17).
Nhưng đấy là ở các nha môn, trong triều lễ Phất-thức long trọng hơn nhiều :
Nội Các chọn một trong mười ngày cuối tháng chạp làm lễ, được vua chuẩn. Các Hoàng thân, các quan trong viện Cơ Mật, trong Nội Các dự lễ cũng do Nội Các đề cử. Sáng hôm Phất-thức, bộ Lễ sai bầy bàn ở điện Cần-chánh. Sáu cái tủ khảm lớn đặt ở hai bên cửa điện, trong đựng các hộp ấn được mở ra trước mặt Hoàng thượng. Các ấn triện bằng vàng, ngọc, pha lê vv. của các tiên đế, Hoàng thượng, phi tần, được rửa bằng nước hương thủy (nước có ngâm các thứ hoa) rồi chùi bằng nhiễu điều. Ban đầu, các quan dự lễ mặc thường triều, sau thấy bất tiện nên đổi ra mặc áo thụng xanh. Sau khi rửa xong, ấn triện được cất lại vào trong tủ, rồi vua ban yến.
- Năm 1830, định lệ sau ngày phong ấn, gập những việc cần, Lục bộ, các nha và Nội Các tâu lên dùng ấn vàng. Ðến ngày khai ấn triện quan phòng, chua rõ năm, tháng, ngày nào dùng để làm bằng chiếu.
- Lễ Phất-thức đầu tiên của triều Nguyễn diễn ra vào năm 1837. Lễ Phất-thứcnăm 1919 được cử hành vào ngày 24 tháng chạp, tức là ngày 25/1/1919.
(JACNAL, Jean : "Mémoires de S.E. Huỳnh Côn dit Ðan Tương. Ancien Ministre des Rites", Revue Indochinoise, No 1-2, Jan.-Fév. 1924.)
No comments:
Post a Comment