Bài mới

Nhận xét mới

Ấn đền Trần đủ nét

Báo Tiền phong có bài đăng lại từ TTXVN khẳng định chữ "cương" trong "Tích phúc vô cương" là chữ "cương" chuẩn, có chữ "thổ". Các ấn bản không nhìn thấy chữ "thổ" là do bị két mực. Đáng tiếc là bài báo không có ảnh chụp để mọi thứ rõ ràng. Câu chuyện về ấn đền Trần đến đây đã đến hồi kết. Quy kết của báo Tiền phong rất nặng nề mà chẳng thấy báo xin lỗi gì cả.Tôi vẫn không biết là căn cứ vào đâu mà có thể nghi ấn đền Trần làm từ phông vi tính?


9 comments:

  1. Mr.Trần đã không sai khi viết comment đầu tiên trên blog của bác Đông A. Khi họ chưa tìm hiểu tới nơi tới chốn sự việc mà đã giật một cái "tít" rất phản cảm.

    ReplyDelete
  2. @ MrTrần:Thực chất đúng-sai của vấn đề không phải là việc đủ hay thiếu nét. Cả nước muốn vịn vào sự linh thiêng và oanh liệt của thời Nhà Trần nên mới nhiệt tâm như thế với ấn đền Trần. Không thể ngờ đó lại là sản phẩm của dân gian. Chiếc ấn đó được sản xuất cách đây trăm năm hay mới đây chẳng khác gì nhau; dù ý nghĩa tinh thần của nó vẫn là đáng trân trọng song không nên khuếch trương ở tầm vóc như thế. Chủ tịch nước khai ấn đầu năm mà không phải Ấn quý thực sự thì chán lắm!

    ReplyDelete
  3. Chu Nam Cuong thân !
    Đến việc nhà Trần soán ngôi nhà Lý rất 'tế nhị' như vậy, mà gia tộc họ Lý bị giết gần hết, số phải di cư sang Hàn quốc, số bị giết, số sống sót còn lại phải đổi hết sang họ Nguyễn để tránh họa về sau, thì chuyện ấn quý thực sự giữ sao nổi đến ngày nay ?
    Đòi hỏi như bạn thì quá cao siêu và không tưởng !
    Với lại có cái gì linh thiêng hơn lòng dân mà bạn vôi coi thường "sản phẩm của dân gian" như vậy ?

    ReplyDelete
  4. Tôi đã định viết mấy chuyện khôi hài, kiểu các giải Nô-ben liên quan đến ấn đền Trần, khoa học kiểu bác Đông A... nhưng thấy xung quanh ấn đền Trần đã có nhiều chuyện hài rồi nên lại thôi. Nay đọc bài về ấn Trần trên TTXVN, lại xem cách người ta thanh minh thấy càng hài thêm.
    Bên cạnh tôi lại nhận ra thêm mấy phẩm chất mới của bác ĐÔng A. Bác vừa hồn nhiên lại cũng vừa hài bác Đông A ạ!

    ReplyDelete
  5. Chào bác Quách Tuấn Minh, hình như bác không đọc kỹ com. của tôi. Linh vật có thể do ta tự tôn sùng, nhưng nếu nó có gốc gác đúng với tinh thần mà ta tín ngưỡng thì mới thật và tuyệt vời. Ấn do dân gian làm để lưu, thờ và truyền tụng đáng trân trọng lắm chứ, nhưng không thể mang tầm vóc quốc gia trong trường hợp này. Tôi nghĩ lạm dụng, khuếch trương như đã làm là một sự phí phạm niềm tin, bác Minh ạ! Hơn nữa, cái Ân đó đích danh là ấn "điển tự miếu Trần" chứ không là ấn "ban phúc vô bờ" như rất nhiều người tin (ngược).

    ReplyDelete
  6. Bác có nghĩ rằng cái tin trên TTXVN là một đòn chính trị hay ko?

    ReplyDelete
  7. Tôi nghĩ tin trên TTXVN là một biện pháp chính trị để thanh tẩy dư luận gần đây về lễ hội ở Việt Nam. Điểm quan trọng là biện pháp chính trị này dựa trên tính đúng đắn của vấn đề. Tôi thấy rõ ràng là xã hội VN có vấn đề rất trầm trọng, đó là bất cứ một quy kết nào có liên quan đến dòng chính đều có nguy cơ được tiếp nhận như là một kết luận được mặc định là đúng, mặc dù nó có thể là sai ngay từ đầu. Đặc biệt nguy hiểm nếu các quy kết được ngụy trang dưới vỏ bọc khoa học hay tính dân tộc, bởi vì dưới những vỏ bọc này khả năng phản biện của người tiếp nhận thông tin quy kết giảm đi rất đáng kể, nhất là trong trường hợp quy kết trở thành một trào lưu. Phản ứng của dòng chính trước những quy kết thường là chậm, không nhanh nhạy, và nhiều lúc biến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

    ReplyDelete
  8. cái đòn này, thực chất là một cách thanh minh, bao biện đầy ấu trĩ mà thôi. May, rất may, từ quan thầy trung ương, đến hàng tỉnh... và đến cơ sở đều không thể chấp nhận cái sự thực mà một số trong số họ vốn đã biết, cho nên chọn cách sao cho báo giới không chấp, có vẻ tạ lỗi với con dân Đại Việt... rồi thì hòa cả làng... thế thôi. Cái mà bác Đông A gọi là "biện pháp chính trị này dựa trên tính đúng đắn của vấn đề", lại làm tôi cười mãi không dưng được...

    ReplyDelete
  9. Quả thực năm nay tôi cũng rất thất vọng về mùa lễ hội của chúng ta. Có cảm tưởng rằng lòng tham, bệnh hình thức, sự chộp giật và tính vị kỷ như đang thi nhau giành giật tấm áo tâm linh, buồn lắm thay. Nó cũng thể hiện cái gì đó mang tính đám đông vô thức và hơi mông muội của dân mình.

    Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta đánh đồng nó với những giá trị đích thực của văn hóa dân tộc. Rất cảm ơn bác Đông A với loạt bài viết về ấn Đền Trần.

    ReplyDelete