Bài mới

Nhận xét mới

Quả gai lửa

Gai lửa

Hoa gai lửa nở vào cuối xuân và đến mùa thu kết quả. Nhìn hoa gai lửa không thôi thì không thể nào hiểu nổi tại sao cây lại có tên như thế. Nhưng khi thấy cây gai lửa kết quả thì sẽ hiểu ngay lập tức cái tên của nó. Cả cây là một bụi quả đỏ rực như lửa. Cây gai lửa này có tên khoa học là Pyracantha coccinea.

Bài haiku sau của Shiki:

Tori naite akai ko-no-mi wa koboshikeri

và bản dịch của tôi:

Tiếng chim hót
Chùm quả đỏ
Rớt xuống

Đọc bài haiku này không hiểu sao tôi toàn hình dung về truyền thuyết tiếng chim hót trong bụi cây gai, mặc dù tôi không biết Nhật Bản có truyền thuyết tương tự như vậy không. Con chim cất lên tiếng hót cuối cùng để lao mình vào những chiếc gai nhọn. Những quả gai lửa rớt xuống. Không, không phải những quả gai lửa rớt xuống, mà là chính những giọt máu của con chim bị gai đâm đang rớt xuống. Tiếng chim hót, những giọt máu đào trong hình dạng của quả gai lửa quyện vào nhau trong một truyền thuyết kỳ lạ.

Tất nhiên bài haiku của Shiki không nhất thiết phải có ý nghĩa như thế. Nhưng chẳng có lý do gì mà tôi lại không thể liên tưởng tới truyền thuyết lạ kỳ kia. Haiku luôn là những câu thơ mở, khiến ta có thể khám phá ra những vẻ đẹp bất tận, mới lạ như chưa từng bao giờ có.

Gai lửa


4 comments:

  1. Ngọn lửa gai
    Cháy rừng rực
    Sao không tàn

    Haiku của ai ?

    ReplyDelete
  2. Tôi không biết là của ai, nhưng mấy câu này nếu có gọi là haiku thì là một bài haiku không được hay ít nhất trong cảm nhận của tôi. Nếu muốn lấy ý "sao không tàn" là kết của bài thì sẽ hay hơn nếu ẩn ý đấy trong những hình ảnh hay sự vật liên tưởng.

    ReplyDelete
  3. Bác Đông A tinh lắm. Đây là Haiku chế biến từ một câu trong cựu ước.

    ReplyDelete
  4. Cho dẫu Thích Học Toán
    Dưới năm mươi tuổi đạo
    Chưa thể là Hoà Thượng
    Mà chỉ là Đại Đức.

    Thiền Sư Gió Chướng.

    ReplyDelete