Tôi gọi hoa này là hoa bằng lăng, bởi vì cây hoa này cùng một chi với cây hoa bằng lăng ở Việt Nam. Tên khoa học của cây hoa là Lagerstroemia indica. Hoa bằng lăng ở Việt Nam thường là hoa tím, bông lớn. Còn hoa bằng lăng này có nhiều màu sắc khác nhau: hồng, tím và trắng. Người Nhật gọi hoa này là "bách nhật hồng" (sarusuberi), có nghĩa là bông hoa hồng cả một trăm ngày. Người Trung Quốc gọi hoa này là hoa tử vi. Quảng quần phương phổ cũng có nói hoa tử vi còn có tên gọi là bách nhật hồng. Như vậy người Nhật và người Trung Quốc đều gọi chung tên cây hoa bằng lăng. Tôi không biết "bằng lăng" có nghĩa là gì. Tên cây hoa này trong tiếng Anh là Crape myrtle.
Mizuhara Shuoshi có bài haiku sau:
asa-gumo no yue naku kanashi sarusuberi
Bản dịch của tôi:
Những đám mây buổi sáng
Vô cớ những nỗi buồn
Hoa bằng lăng
Có những nỗi buồn vô cớ, không thể biết được vì sao, nguyên nhân là gì. Tôi buồn chẳng hiểu vì sao tôi buồn. Những đám mây lúc bình minh, những bông bằng lăng, và nỗi buồn vô cớ. Có thể những đám mây đang bay giữa rạng đông là một nỗi buồn vô cớ. Có thể những bông bằng lăng đua nở, như những đám mây buổi sáng, là nỗi buồn vô cớ. Có thể nỗi buồn vô cớ của tôi là đám mây đang trôi giữa bầu trời của một ngày mới, là những bông bằng lăng đang khoe sắc trên cành. Có thể không phải là một cái cớ, mà là một cái vô cớ.
Mizuhara Shuoshi có bài haiku sau:
asa-gumo no yue naku kanashi sarusuberi
Bản dịch của tôi:
Những đám mây buổi sáng
Vô cớ những nỗi buồn
Hoa bằng lăng
Có những nỗi buồn vô cớ, không thể biết được vì sao, nguyên nhân là gì. Tôi buồn chẳng hiểu vì sao tôi buồn. Những đám mây lúc bình minh, những bông bằng lăng, và nỗi buồn vô cớ. Có thể những đám mây đang bay giữa rạng đông là một nỗi buồn vô cớ. Có thể những bông bằng lăng đua nở, như những đám mây buổi sáng, là nỗi buồn vô cớ. Có thể nỗi buồn vô cớ của tôi là đám mây đang trôi giữa bầu trời của một ngày mới, là những bông bằng lăng đang khoe sắc trên cành. Có thể không phải là một cái cớ, mà là một cái vô cớ.
No comments:
Post a Comment