Lẽ ra tôi sẽ mua cuốn Đại dương biển của Baricco để đọc. Nhưng giờ thì tôi quyết định không mua và không đọc nữa. Số là tôi đọc bài điểm sách này ở Vietnamnet. Bài điểm sách cũng chẳng có gì đặc biệt, và như thông lệ thường thấy, là những lời ngợi ca tác phẩm. Nhưng bài điểm sách có một chi tiết khiến tôi khó chịu: "Ở khởi thủy có Homer và bản anh hùng ca về biển cả Odysseus." Chi tiết dường như chẳng liên quan và nhỏ nhặt này khiến tôi không muốn đọc nữa. Không có bản anh hùng ca nào mang tên Odysseus, chỉ có bản anh hùng ca Odyssey. Tôi không biết bài điểm sách có phải do nhà sách thuê viết không, nhưng tôi nghĩ rằng một nhà sách không biết thuê viết thì sách do họ xuất bản không đáng đọc. Thà tôi nhìn đồng cỏ xanh ở ngoài kia còn hơn ngồi đọc những quyển sách của nhà sách như thế.
Chi tiết vụn vặt này khiến tôi nhớ tới Herodotus và Tư Mã Thiên. Những người ở văn hóa phương Tây dường như không có một trở ngại nào trong tiếp nhận văn hóa cổ đại Hy Lạp - La Mã. Đối với họ những Homer, Herodotus không phải là người Hy Lạp, mà là người của mình. Dường như mỗi người phương Tây đều mang theo mình một Herodotus. Tôi đọc Tư Mã Thiên rất nhiều lần, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy Tư Mã Thiên như "người của mình". Không biết có lúc nào có người Việt Nam nào có thể viết về cung A Phòng, về bữa tiệc ở Hồng môn không, nói chi đến xa xôi viết về một Odysseus, một Calypso. Cái gì đã cản trở người Việt Nam?
Thành Roma từng bị đốt cháy để tạo ra cảm hứng thơ cho Nero. Ít nhất tôi đọc điều này ở Sienkiewicz. Sao một người Ba Lan lại có thể có cảm hứng để viết từ một câu chuyện của người Ý? Ở đây không có ranh giới quốc gia, dân tộc. Nhưng có thể đó cũng cảm hứng chung trong tinh thần Thiên Chúa. Nhưng ở đây có một chi tiết: đốt cháy để tạo cảm hứng thơ. Sự thay đổi nhận thức chỉ có ý nghĩa khi điều đó đến như một cảm hứng thơ, tức là như một điều gì đó bừng cháy, một phút chốc bỗng chói lòa. Điểm này rất khác khi con người thay đổi nhận thức chỉ vì theo số đông hay theo trào lưu thời đại, mà ở đấy tôi chỉ thấy đấy là những con người không có cá tính và bản ngã, tức là theo một nghĩa nào đấy, những người thay đổi đó thực sự không còn phải là con người. Cung A Phòng cũng bị đốt cháy. Nhưng ở đây không có một tí nào từ nhu cầu của một cảm hứng thơ. Hạng Vũ không biết làm thơ? Thực ra Hạng Vũ có để lại một bài thơ trước khi giết Ngu Cơ, ít nhất Tư Mã Thiên viết như vậy. Cung A Phòng bị đốt cháy không phải vì thơ, mà vì sự trả thù. Tôi thấy một motif quen thuộc: Cửu Trùng đài cũng bị đốt cháy như vậy. Lịch sử không phải là một sáng tạo hư cấu như tiểu thuyết, nhưng cũng có motif lặp lại. Song có một sự khác biệt rất rõ giữa phương Tây và phương Đông khi có một thứ gì đó bị đốt cháy. Phương Đông không có cảm hứng thơ. Ở đấy là sự thù hận.
Tự nhiên nhớ tới đoạn thư của Lý Tư trong Sử ký: "những kẻ học theo cái học riêng của mình cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta. Khi nghe lệnh ban xuống tức thì họ đều lấy cái học riêng của mình để bàn tán.Khi vào triều thì trong bụng chê bai. Ra ngoài đường thì xúm bàn trong ngõ, chê vua để lấy tiếng, làm khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ dưới phỉ báng. Nếu cứ như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút; ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn." Lý Tư, Thương Ưởng về sau đều chết thảm khốc.
Chi tiết vụn vặt này khiến tôi nhớ tới Herodotus và Tư Mã Thiên. Những người ở văn hóa phương Tây dường như không có một trở ngại nào trong tiếp nhận văn hóa cổ đại Hy Lạp - La Mã. Đối với họ những Homer, Herodotus không phải là người Hy Lạp, mà là người của mình. Dường như mỗi người phương Tây đều mang theo mình một Herodotus. Tôi đọc Tư Mã Thiên rất nhiều lần, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy Tư Mã Thiên như "người của mình". Không biết có lúc nào có người Việt Nam nào có thể viết về cung A Phòng, về bữa tiệc ở Hồng môn không, nói chi đến xa xôi viết về một Odysseus, một Calypso. Cái gì đã cản trở người Việt Nam?
Thành Roma từng bị đốt cháy để tạo ra cảm hứng thơ cho Nero. Ít nhất tôi đọc điều này ở Sienkiewicz. Sao một người Ba Lan lại có thể có cảm hứng để viết từ một câu chuyện của người Ý? Ở đây không có ranh giới quốc gia, dân tộc. Nhưng có thể đó cũng cảm hứng chung trong tinh thần Thiên Chúa. Nhưng ở đây có một chi tiết: đốt cháy để tạo cảm hứng thơ. Sự thay đổi nhận thức chỉ có ý nghĩa khi điều đó đến như một cảm hứng thơ, tức là như một điều gì đó bừng cháy, một phút chốc bỗng chói lòa. Điểm này rất khác khi con người thay đổi nhận thức chỉ vì theo số đông hay theo trào lưu thời đại, mà ở đấy tôi chỉ thấy đấy là những con người không có cá tính và bản ngã, tức là theo một nghĩa nào đấy, những người thay đổi đó thực sự không còn phải là con người. Cung A Phòng cũng bị đốt cháy. Nhưng ở đây không có một tí nào từ nhu cầu của một cảm hứng thơ. Hạng Vũ không biết làm thơ? Thực ra Hạng Vũ có để lại một bài thơ trước khi giết Ngu Cơ, ít nhất Tư Mã Thiên viết như vậy. Cung A Phòng bị đốt cháy không phải vì thơ, mà vì sự trả thù. Tôi thấy một motif quen thuộc: Cửu Trùng đài cũng bị đốt cháy như vậy. Lịch sử không phải là một sáng tạo hư cấu như tiểu thuyết, nhưng cũng có motif lặp lại. Song có một sự khác biệt rất rõ giữa phương Tây và phương Đông khi có một thứ gì đó bị đốt cháy. Phương Đông không có cảm hứng thơ. Ở đấy là sự thù hận.
Tự nhiên nhớ tới đoạn thư của Lý Tư trong Sử ký: "những kẻ học theo cái học riêng của mình cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta. Khi nghe lệnh ban xuống tức thì họ đều lấy cái học riêng của mình để bàn tán.Khi vào triều thì trong bụng chê bai. Ra ngoài đường thì xúm bàn trong ngõ, chê vua để lấy tiếng, làm khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ dưới phỉ báng. Nếu cứ như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút; ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn." Lý Tư, Thương Ưởng về sau đều chết thảm khốc.
Lý Tư có nói là biết 2 ngàn năm sau ở Mít ta cũng đầy người học như vậy không bác?
ReplyDelete