Bài mới

Nhận xét mới

Mộc qua

Photobucket

Hoa này có tên khoa học là Chaenomeles sinensis, cùng một chi với hải đường Nhật bản (Chaenomeles japonica). Cứ theo logic của tên khoa học thì hoa này ắt phải gọi là hải đường Tàu hay hải đường Trung quốc. Nhưng tên hoa hải đường lại đã được đặt cho hoa hải đường tượng trưng cho vẻ đẹp của Dương Quý Phi thuộc chi malus. Người Nhật gọi hoa này theo âm Hán Việt là hoa lê. Hoa lê trong tâm thức người Việt lại là thứ hoa trắng, chứ không hồng. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thực ra trong tiếng Việt có hai loại lê khác nhau: một là cây lê thông thường, cho quả lê hơi thuôn về phía đuôi, và hai là quả moóc cọp. Tiếng Hán gọi hoa này là "mộc qua". Quả của cây này trông không giống như quả lê, tuy hình thù cũng không khác nhiều. Hài đường Nhật được người Nhật gọi là "mộc qua", rất trớ trêu. Tôi gọi hoa này là mộc qua giống như thư tịch của Trung quốc.

Hoàng Đình Kiên có bài thơ Tẩu bút tạ Vương Phác cư sĩ trụ trượng, Phóng bút cảm tạ cư sĩ Vương Phác trụ trì

Đầu ngã mộc qua sương tuyết chi
Lục niên lưu lạc phóng quy thì
Thiên nham vạn hác tu trùng đáo
Cước để nguy thì hạnh kiến trì

Tôi dịch thành thơ như sau:

Tặng tớ mộc qua nhánh tuyết sương
Sáu năm lưu lạc bặt quê hương
Ngàn hang vạn hốc tu từng đến
Chân dẫm lúc nguy hạnh thấy đường

Đầu ngã mộc qua có lẽ lấy từ Kinh Thi, Vệ phong, bài Mộc qua:

Đầu ngã dĩ mộc qua
Báo chi dĩ quỳnh cư
Phỉ báo dã
Vĩnh dĩ vi hảo dã

Ném tặng ta cành mộc qua, Ta lấy ngọc quỳnh cư đáp tặng lại, Không phải báo đáp vậy đâu, Mong sao giao hảo mãi mãi. Cành mộc qua mang biểu tượng của kết giao lương duyên. Lương duyên có thể là tình yêu đôi lứa bền chặt, cũng có thể là tình bè bạn vững bền. Hoa này tôi chưa thấy ở Việt Nam.

Photobucket

Photobucket

No comments:

Post a Comment