Định đi ngủ thì trời lại mưa. Mưa ào ạt. Tiếng mưa rơi xuống mái tôn càng tăng âm tợn. Chợt nhớ câu thơ của Cao Bá Quát: "Bạo vũ khuynh thiên lậu / Phi đào táp địa lai", để rồi chẳng thể không nhớ "Xích nhật hành hà đạo/ Thương sinh thán kỷ hồi". Giữa đêm khuya mênh mông này vầng trời hồng làm sao có thể mong đợi được? Đôi khi thấy thơ của Cao Bá Quát như hoài vọng của một kiếp nhân sinh, biết là không thay đổi được, nhưng vẫn cố làm. "Thiếu niên tật tẩu chung hà sự? Úy lộ man man trước lữ hoài".
Năm trước tôi có viết về mưa. Năm nay lại gặp trận mưa to. Copy & paste lại một đoạn:
"Người đời hay làm thơ về mưa xuân, mưa thu, mưa đông. Mưa mùa hạ tôi ít đọc thấy. Mưa cũng là một tâm trạng của con người. Nguyễn Trãi nghe mưa suốt đêm thấy “Tiêu tao kinh khách chẩm / Điểm trích sổ tàn canh” (Tiếng lộp độp làm kinh gối khách / Giọt rơi đếm canh tàn). Cao Bá Quát lại thấy “Bạo vũ khuynh thiên lậu / Phi đào táp địa lai” (Mưa dữ nghiên trời đổ nước xuống / Sóng tung tóe tràn mặt đất). Tôi không biết có bao giờ Nguyễn Trãi hạ bút viết “bạo vũ” hay Cao Bá Quát viết về mưa “tiêu tao” không. Nhưng tôi tin rằng họ không thể viết như vậy. Chẳng phải vì Nguyễn Trãi chẳng bao giờ thấy cơn mưa nghiêng trời đổ nước hay Cao Bá Quát chưa bao giờ nghe tiếng mưa như giọt nước đồng hồ. Họ là những con người với những bản chất khác nhau. Mà những bản chất đó lại rất chân thật ở thơ. Đọc thơ ta thấy những con người, tuy thơ không nói về người mà nói về những trận mưa.
Lý Nghĩa Sơn có viết “Hà đương cộng tiễn tây song chúc / Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì”. Không biết bao giờ lại cùng nhau gạt ngọn nến bên song tây để kể cho nhau nghe về đêm mưa ở Ba Sơn. Nghĩa Sơn không viết “đông song”, chữ “đông” cũng hợp luật thơ, ông viết một “tây song”. Một mái tây trong một đêm mưa với một ngọn nến hai người. Nhất định phải là mái tây. Cái âm hưởng của mái tây nghe man mác buồn buồn. Ở một nền văn hóa khác rất khó cảm được mái tây cho dù có đọc Vương Thực Phủ đi nữa. Mưa ở Ba Sơn. Mưa ở đó thê nào? Tôi không biết. Tôi chẳng đang nghe tiếng mưa ở Hà thành hay sao?"
Năm trước tôi có viết về mưa. Năm nay lại gặp trận mưa to. Copy & paste lại một đoạn:
"Người đời hay làm thơ về mưa xuân, mưa thu, mưa đông. Mưa mùa hạ tôi ít đọc thấy. Mưa cũng là một tâm trạng của con người. Nguyễn Trãi nghe mưa suốt đêm thấy “Tiêu tao kinh khách chẩm / Điểm trích sổ tàn canh” (Tiếng lộp độp làm kinh gối khách / Giọt rơi đếm canh tàn). Cao Bá Quát lại thấy “Bạo vũ khuynh thiên lậu / Phi đào táp địa lai” (Mưa dữ nghiên trời đổ nước xuống / Sóng tung tóe tràn mặt đất). Tôi không biết có bao giờ Nguyễn Trãi hạ bút viết “bạo vũ” hay Cao Bá Quát viết về mưa “tiêu tao” không. Nhưng tôi tin rằng họ không thể viết như vậy. Chẳng phải vì Nguyễn Trãi chẳng bao giờ thấy cơn mưa nghiêng trời đổ nước hay Cao Bá Quát chưa bao giờ nghe tiếng mưa như giọt nước đồng hồ. Họ là những con người với những bản chất khác nhau. Mà những bản chất đó lại rất chân thật ở thơ. Đọc thơ ta thấy những con người, tuy thơ không nói về người mà nói về những trận mưa.
Lý Nghĩa Sơn có viết “Hà đương cộng tiễn tây song chúc / Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì”. Không biết bao giờ lại cùng nhau gạt ngọn nến bên song tây để kể cho nhau nghe về đêm mưa ở Ba Sơn. Nghĩa Sơn không viết “đông song”, chữ “đông” cũng hợp luật thơ, ông viết một “tây song”. Một mái tây trong một đêm mưa với một ngọn nến hai người. Nhất định phải là mái tây. Cái âm hưởng của mái tây nghe man mác buồn buồn. Ở một nền văn hóa khác rất khó cảm được mái tây cho dù có đọc Vương Thực Phủ đi nữa. Mưa ở Ba Sơn. Mưa ở đó thê nào? Tôi không biết. Tôi chẳng đang nghe tiếng mưa ở Hà thành hay sao?"
Bác vốn là người lạc quan mà sao nghe bài này buồn và ảm đạm thế Bác? Mới có sự thay đổi nào chăng?
ReplyDelete