Bài mới

Nhận xét mới

Landau nói về nền khoa học Xô Viết

Landau là nhà vật lý thiên tài đặc biệt của Liên Xô, có rất nhiều đóng góp to lớn cho vật lý, đặc biệt trong lĩnh vực vật lý các chất đông đặc. Ông được trao tặng giải thưởng Nobel năm 1962 về lý thuyết siêu chảy của heli. Có lẽ ít ai ngờ tới, bên cạnh lĩnh vực khoa học, Landau còn là một người quan tâm tới những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước Liên Xô lúc bấy giờ. Năm 1938, khi Stalin đang ở trên đỉnh cao quyền lực tuyệt đối, Landau đã tham gia viết truyền đơn kêu gọi nhân dân lật đổ chế độ Stalin mà tờ truyền đơn gọi là chế độ phát xít. Truyền đơn chưa được rải thì ông và những người chủ xướng đã bị cơ quan an ninh của Liên Xô bắt giữ. Nhờ nỗ lực viết thư xin của Kapitsa (nhà vật lý Xô Viết, giải thưởng Nobel năm 1978) và Bohr (nhà vật lý Đan Mạch, giải thưởng Nobel 1922), một năm sau Landau được thả. Vụ truyền đơn cho thấy Landau là một nhà khoa học cực kỳ dũng cảm, và trên phương diện nào đấy hơi lý tưởng và đã nhìn ra bản chất của quyền lực Stalin. Bên cạnh đấy, vụ truyền đơn cũng cho thấy bản lĩnh của Stalin và chế độ của ông. Stalin không thèm tính sổ đối với bọn khoa học trói gà không chặt, chỉ giỏi miệng lưỡi. Năm 1992 một hồ sơ của cơ quan an ninh Liên Xô (KGB) về Landau được giải mật và lúc đấy công luận mới biết Landau bị cơ quan an ninh Liên Xô theo dõi chặt chẽ, ghi lại những lời nói của ông bằng cả hai cách: đặt máy nghe lén và dùng chỉ điểm. Mặc dù chính quyền Liên Xô biết rõ tư tưởng bất mãn và thù ghét chế độ của Landau, nhưng nhà nước Xô Viết tuyệt nhiên không làm gì ông, chỉ không cho ông xuất ngoại, và rất đặc biệt vẫn ưu ái ông bằng những giải thưởng và danh hiệu cao quý nhất như ba lần giải thưởng Stalin, một lần giải thưởng Lenin (giải thưởng Stalin cũng là giải thưởng Lenin, nhưng ở thời gian Stalin trị vì), Anh hùng Lao động. Những nhận xét sau của Landau về nền khoa học Liên Xô được dịch từ hồ sơ giải mật của KGB, do KGB thu thập:

Nền khoa hoc ở chỗ chúng ta hoàn toàn đĩ điếm, và ở mức độ lớn hơn nhiều so với ở nước ngoài, ở đó dù sao đi nữa các nhà khoa học vẫn có tự do nhất định nào đấy.
Hèn hạ là đặc điểm nổi trội  không chỉ của các nhà khoa học, mà còn của cả các nhà phê bình, các nhà văn, nhà báo, phóng viên, đó là đĩ điếm và hèn mạt. Người ta trả tiền cho họ và vì vậy họ làm những thứ mà bề trên lệnh xuống.
Ở chỗ chúng ta người ta không hiểu và cũng không quí khoa học, nhưng cũng chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên, bởi vì nó được bọn phó mộc, phó cối, phó  cạo lãnh đạo. Không có không gian cho cá tính khoa học. Các hướng nghiên cứu được độc đoán đưa ra từ trên xuống.
Cái lối yêu nước đã làm hại nền khoa học của chúng ta. Chúng ta càng bị tách rời khỏi các nhà khoa học phương Tây và mất liên hệ với những nhà khoa học và kỹ thuật tiên tiến.


14 comments:

  1. Bác Đông A cho mấy cái tên về các nhà Phê bình trong giới nghệ thuật để anh em thưởng ngoạn?

    ReplyDelete
  2. Liệu gs Châu nhà ta có như Landau không?
    Liên Xô những năm đó đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh đang tới,
    không hiểu Landau đóng góp được gì để CCCP có thể ra khỏi chiến tranh với tư thế người chiến thắng.
    Stalin cũng được đánh giá với nhiều trò xấu, nhưng nếu không có ông thì ai là khắc tinh đối với Hitler?
    Kiểu Landau tôi cũng quan sát thấy ở VN, dĩ nhiên ở các mức thấp hơn.
    Thật đáng tiếc theo như Nguyễn Du đã thán:
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có lẽ Landau quan niệm như thế này: không có phát xít thì không có chiến tranh. Landau cho rằng chế độ của Stalin là chế độ phát xít, do vậy nếu loại bỏ được nó thì sẽ không có chiến tranh.

      Delete
    2. Có lẽ quan niệm của Landau cũng có lý. Trong bài viết http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/tai-sao-can-dan-chu-04-25-2011-120637004.html có một chi tiết: "từ năm 1945 đến 1989 trên thế giới có tổng cộng 34 cuộc chiến tranh liên quốc gia, trong đó, không có cuộc chiến tranh nào giữa các nước thực sự dân chủ với nhau cả (tr. 57) (3). Không những không có chiến tranh, họ cũng không hề chuẩn bị hay có dấu hiệu gì chứng tỏ họ sắp sửa có chiến tranh với nhau."

      Không rõ trước 1945 thì có thống kê tương tự nào không?

      Delete
  3. Vì không biết nghe Landau nên "cái thằng" CCCP nó mới tan rã như cám, xo với Landau, GS Ngô cũng có ít nhiều điểm tương đồng, bọn tai trâu không biết nghe thì Xuống Hố Cả Nút. Thực ra chúng (bọn Stalin) muốn băm vằm Lev Landau ra làm nhiều mảnh nhưng chúng cần Kapitsa nên vuốt mặt phải nể mũi. Giết nốt cả Kapitsa thì lấy ai nghiên cứu chạy đua vũ trang với Mỹ. Nên kết quả là Landau vô tình được sống. Thời chiến tranh Trần Đại Nghĩa Tạ Quang Bửu rất quan trọng. Nhưng bộc trực như Nguyễn Mạnh Tường thì bị cho đi an trí ngay.
    Đông A chê các nhà khoa học "trói gà không chăt". Không biết đã tự ... Sờ gáy mình hay không ? Có hay tập tạ không? Liệu Đông A có hạ đo ván được Lý Đức hay Phạm Văn Mách không?

    ReplyDelete
  4. Không có Stalin thì có Jukov, đó mới chính là khắc tinh của Hitle, tay Râu chổi xể vì chủ quan đã để Đức đánh cho tan tác lúc đầu (trong một ngày máy bay Đức ném bom tiêu diệt gần ba nghìn máy bay của Liên xô tại các sân bay) quân Đức tiến như trẻ tre, nhưng vì Hitler quá nóng ruột và đã để xảy ra sai lầm chiến lược.
    Stalin chỉ là một tên độc tài khát máu vô tích sự như Mao chổi xể và nguyên soái Hạ Long. Bọn lưu manh đểu cáng bao giờ cũng thắng và loại bỏ người trung nghĩa.

    ReplyDelete
  5. Dạo này thằng Mít Đỗ chả thấy ra bênh vực cho bọn cường hào nhể? Chắc đíu có phong bì nên không lỗ diện.

    ReplyDelete
  6. Các nhà khoa học vĩ đại vừa muốn được lật đổ chính quyền, vừa muốn được chính quyền phong Anh hùng Lao động như Landau thì chí ít cũng phải có cái công trình gì ngang ngửa 1/2 Landau trước đã chứ nhỉ? Việt mình có ai không ta? Ui, lạy trời đừng nói Lê Công Định với Tân Hiến Pháp, Cù Huy với tài họa tranh bác Giáp trong lao tù, Nguyễn Quang A với IDS, Nguyên Ngọc với trường Đại học Phan Châu Trinh, Nguyễn Huệ Chi với trang bauxite, Nguyễn Xuân Diên với Ấn Đền Trần... nhá.

    Chậc, Ngâu còn quên kể vĩ nhân nào nữa hông ta?

    ReplyDelete
  7. Còn Ngô Giáo sư, tuy công khai kêu gọi "không thể bảo vệ chế độ bằng sự sợ hãi" bác Ngô vẫn được mời về lãnh đạo Viện Toán cao cấp. Anh hùng lao động hay không còn phải xem GS xoay xở ra sao với cái viện Toán í.

    Tội nghiệp bác Ngô có biết gì về Cù đâu mà viết thư xin khoan hồng. Chí ít Kapista cùng Bohr đã kề vai sát cánh cùng nghiên cứu, cùng làm việc nhiều năm với Landau. Trong thư Kapista mô tả, Landau rất háo danh, và có đầy những chiến tích khoa học đến mức đó thì không thể có sức lực, cảm hứng và thời gian cho những công việc khác. Đại khái Landau tuy khổng lồ trong vật lý, dưng chỉ trẻ con trong chính trị, tương tự báo chí Mỹ từng nhận xét về Einstein

    Mà Ngâu thật, phải tay Ngâu Thủ tướng quyết không phí 6,5 tỉ vào cái Viện Toán, đổ tiền nghiên cứu giống cây - con phục vụ nông nghiệp tốt hơn nhiều. Toán lý thuyết là mặt hàng xa xỉ vô ích cho VN lúc này.

    Dưng cơ khổ, có mỗi thiên tài tầm thế giới mà không soạn chỗ cho ổng ngồi cũng bị chửi nát mặt cơ.

    ReplyDelete
  8. Còn Ngô Giáo sư, tuy công khai kêu gọi "không thể bảo vệ chế độ bằng sự sợ hãi" bác Ngô vẫn được mời về lãnh đạo Viện Toán cao cấp. Anh hùng lao động hay không còn phải xem GS xoay xở ra sao với cái viện Toán í.

    Tội nghiệp bác Ngô có biết gì về Cù đâu mà viết thư xin khoan hồng. Chí ít Kapista cùng Bohr đã kề vai sát cánh cùng nghiên cứu, cùng làm việc nhiều năm với Landau. Trong thư Kapista mô tả, Landau rất háo danh, và có đầy những chiến tích khoa học đến mức đó thì không thể có sức lực, cảm hứng và thời gian cho những công việc khác. Đại khái Landau tuy khổng lồ trong vật lý, dưng chỉ trẻ con trong chính trị, tương tự báo chí Mỹ từng nhận xét về Einstein

    ReplyDelete
  9. Chữ "có lẽ" của bác DA thật là "thâm",
    chuyện chính trị và chiến tranh không theo kiểu "tam đoạn luận" thế được.

    ReplyDelete
  10. Cũng hay là anh Stalin không phải người Nga, nhưng đối lập Stalin với Nga xem chừng không được lương thiện cho lắm.

    ReplyDelete
  11. Sự ngây thơ trong sáng hướng thiện của các nhà khoa học đã cứu rỗi thế giới này khỏi nhiều thảm hoạ do chính bọn độc tài ngu muội gây ra.
    Bọn nguỵ khoa học có tý kiến thức chắp vá đi theo liếm gót độc tài gây biết bao thảm cảnh cho xã hội và đây chân dung của chúng ngay bây giờ tại một nơi nhân dân đang khốn quẫn:
    Nơi " dân chủ vạn lần hơn tư bản", "đỉnh cao trí tuệ" (Landau đã nhìn thấy hơn nửa thế kỷ trước sao mà đúng thế)

    Nền khoa học của ... Toàn là đĩ điếm .....ha ha ha ( thnks ĐA) !

    ReplyDelete
  12. Sự thật là bất kỳ ai cũng muốn lật đổ chính quyền thối nát tham nhũng dối trá tàn bạo và ai cũng muốn được phong anh hùng vì cống hiến cho nhân loại cứ gì phải là các nhà khoa học hả Ngâu ?

    ReplyDelete