Bài mới

Nhận xét mới

Hoa cây hồng

Photobucket

Không phải là hoa hồng, mà là hoa của cây hồng. Hoa cây hồng không đẹp, không đặc sắc, không có gì đặc biệt. Quả hồng đặc sắc hơn rất nhiều. Nhưng ở chốn này tôi thấy quả hồng chưa chín, vẫn hãy còn xanh. Độ tháng nữa có lẽ những quả hồng sẽ chín đỏ vàng trên những cành cây trụi lá. Người Nhật, người Trung Quốc đều gọi cây hồng là cây thị. Cây hồng, cây thị là các cây thuộc cùng một chi, chỉ khác loài. Cây hồng có tên khoa học là Diospyros kaki, còn cây thị có tên khoa học là Diospyros decandra. Mùa hồng, mùa thị đều vào dịp Trung thu.

Issa có bài haiku sau:

柿の花おちてぞ人の目に留る
kaki no hana ochite zo hito no me ni tomaru

Hoa hồng rụng
mắt người mới nhận ra

Cây hồng ra hoa không có gì đặc sắc, không ai nhận thấy. Chỉ khi hoa rơi xuống đất, người đời mới nhận ra chúng. Nỗi buồn và đồng cảm sâu thẳm về một loài hoa. Tôi không biết đó có phải là nỗi đồng cảm với những con người mờ nhạt, dường như không ai thấy có họ ở cõi nhân gian. Khi họ ra đi chúng ta mới nhận ra họ đã từng có mặt ở đời. Chỉ vậy thôi, trong một khoảnh khắc, một chút nhói lên, rồi lại bình lặng như mặt nước hồ mới chớm mùa thu.


Photobucket

(theo yêu cầu câu hỏi của Hoa Ngâu)

4 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. Hoa lá cành. Trí thức phải nghiên cứu nhũng lĩnh vực sâu sắc như văn hóa phương Đông, văn hóa truyền thống Việt Nam

    ReplyDelete
  3. Ngâu rất thích bài viết này, cảm ơn bác ĐA!

    Hoa cây hồng rất đỗi tầm thường mà sinh quả tròn căng đỏ mọng, gọi mùa thu về xôn xao rực rỡ trời đất, gọi con người trào dâng tình yêu cuộc sống. Thân hoa dẫu tàn vẫn biến thành núm xòe to như muốn chở che bảo vệ quả suốt đời.

    Hy sinh đích thực là thế, luôn tận tụy và lặng lẽ.

    P/s: Gửi lời thăm mùa thu hồng nơi xứ sở kim chi! Mùa thu HQ thật kỳ lạ, cả lộng lẫy lẫn cần cù lao động bởi quả hồng.

    ReplyDelete
  4. phần của hoa còn ở lại với quả hồng là đài hay tràng,thưa bác ?

    ReplyDelete