Xem bộ phim Tự thú của điện ảnh Nhật Bản tôi nhận thấy có hai điểm làm tôi ngạc nhiên. Tôi không biết đó có phải là các yếu tố hư cấu hay không. Nhưng tôi nghiệm ra rằng các nhà văn lớn trên thế giới (trừ các nhà văn Việt Nam) bao giờ cũng miêu tả sự vật rất chính xác. Các yếu tố hư cấu (sai lệch so với sự thật) nếu có trong tác phẩm của họ đều có những ý đồ thẩm mỹ rõ ràng.
1. Lớp học trung học cơ sở ở Nhật rất tự do. Học sinh thoải mái chơi đùa trong lúc giáo viên đang dạy.
2. Học sinh trung học cơ sở ở Nhật đã được đọc Tội ác và hình phạt của Dostoyevsky. Nhân vật trong phim, một học sinh đam mê khoa học kỹ thuật và không có đam mê về văn học, đã biết dẫn lời văn của Dostoyevsky trong lời phát biểu của mình. Tôi đọc tác phẩm này của Dostoyevsky ở độ tuổi lớn hơn nhân vật trong phim. Thời tôi đi học tác phẩm này không có trong chương trình giảng dạy. Hiện nay thế nào thì tôi không rõ.
Xem phim là một thưởng thức liên văn hóa. Khác với truyện, phim không có chú thích nên người xem phải tự nhận ra những đặc điểm trích dẫn trong phim, khá giống với văn học cổ điển.
1. Lớp học trung học cơ sở ở Nhật rất tự do. Học sinh thoải mái chơi đùa trong lúc giáo viên đang dạy.
2. Học sinh trung học cơ sở ở Nhật đã được đọc Tội ác và hình phạt của Dostoyevsky. Nhân vật trong phim, một học sinh đam mê khoa học kỹ thuật và không có đam mê về văn học, đã biết dẫn lời văn của Dostoyevsky trong lời phát biểu của mình. Tôi đọc tác phẩm này của Dostoyevsky ở độ tuổi lớn hơn nhân vật trong phim. Thời tôi đi học tác phẩm này không có trong chương trình giảng dạy. Hiện nay thế nào thì tôi không rõ.
Xem phim là một thưởng thức liên văn hóa. Khác với truyện, phim không có chú thích nên người xem phải tự nhận ra những đặc điểm trích dẫn trong phim, khá giống với văn học cổ điển.
Tội ác và hình phạt đặc biệt được dân Nhật hâm mộ, hiện tượng rất đặc biệt, ngay cả khi nó không thực sự có chương trình học thì chi tiết ấy cũng cho thấy hiện tượng đó.
ReplyDelete