Bài mới

Nhận xét mới

Mũ tam sơn


Photobucket
Tam sơn mạo trong sách Tam tài đồ hội

Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Từ thời Trung hưng về sau, các lễ lớn như vua lên ngôi, tiến tôn và ban chiếu, đều đội mũ xung thiên, mặc áo hoàng bào, đai ngọc, tế Nam Giao thì đội mũ mặc áo màu huyền, rồi đến chỗ nhà thay áo, lại đội mũ xung thiên mặc áo hoàng bào, đai ngọc, đúng như lễ. Khi thường triều thì đội mũ tam sơn, mặc áo màu xanh huyền. Ngày kỵ ở nhà Thái miếu thì đội mũ bình đính, mặc áo thanh cát". Như vậy từ thời Trung hưng về sau, vua thường ngày chỉ đội mũ tam sơn, lúc lễ lớn thì đội mũ xung thiên, ngày tưởng niệm thì đội mũ bình đính. Tôi nghĩ cách đội mũ này đều có ý nghĩa.

Mũ tam sơn (tam sơn mạo hay tam sơn quan) đều có dạng tựa như chữ sơn, có ba ngọn núi nếu nhìn từ chính diện. Hình vẽ ở trên tôi lấy từ sách Tam tài đồ hội, thể hiện mũ tam sơn của Trung Quốc. Hình chụp ở dưới là mũ tam sơn của Nhật Bản (trong hình vuông). Mũ tam sơn của Nhật từa tựa như mũ triều thiên, chỉ khác có 3 đỉnh trỏ lên trời. Mũ tam sơn của Việt Nam hẳn cũng không nằm ngoài hình dạng của chữ sơn với ba ngọn núi.

Photobucket
Tam sơn quan của Nhật Bản (hình trong ô vuông)

2 comments:

  1. Dù có chụp lên đầu Lý Công Uẩn 100 loại mũ nữa thì nhà Xử Học Đông A kính mến cũng chẳng biện minh được những dòng viết này của nhà báo Đào Tuấn Đại Đoàn Kết:
    "Trong cái game show “Ai đến thành Thăng Long” đó, Tạ Huy Cường đã biến Thái tổ Lý Công Uẩn thành gì? Thành Tần Thủy Hoàng hay thành Lý Triển Chiêu? Lý Công Uẩn chẳng khác Tần Thủy Hoàng. Thiền sư Vạn Hạnh y tróc Đường Huyền Trang. Binh lính mặt lạnh, mắt một mí đúng hệt tinh kỵ của Hán cao tổ Lưu Bang. Nhà cửa, thành quách, đền đài cho đến áo mão lời ăn tiếng nói, lối tư duy và cả những âm mưu nội cung thâm hiểm không sai một ly Tống triều. Đường tới thành Thăng Long không đơn giản chỉ là “bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt" như nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nhận xét mà là một sự điếm nhục văn hóa, một cống phẩm cho một “đại lễ 1000 năm đô hộ”.

    ReplyDelete
  2. Đấy là cái vô phúc của nước Việt sản sinh ra những kẻ mặc cảm dòng chính nặng nề và tinh thần dân tộc cực đoan. May nước Việt yếu chứ nước Việt mà mạnh thì dễ phát sinh chủ nghĩa phát xít lắm. Thành ra cũng chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên nếu có cáo buộc Nguyễn Đắc Xuân là tên đao phủ hổi Mậu Thân 68. Họa phúc hữu môi phi nhất nhật. Chẳng cứ chuyện phim Lý Công Uẩn, ngay đến cả 2 chữ "Trường An" còn bị mấy kẻ dốt như Vương Trí Nhàn phán này phán nọ.

    ReplyDelete