Bài mới

Nhận xét mới

Mũ bình đính

Photobucket

Mũ bình đính thực ra là ba loại mũ khác nhau. Một lý do là từ "mũ" trong tiếng Việt quá chung chung, không phân biệt chi ly "mạo", "cân" như trong tiếng Hán. Lý do khác là do vua Việt Nam thay đổi tên gọi các loại mũ.

Mũ bình đính đầu tiên thấy chép trong chính sử là "bình đính mạo". Đại Việt sử ký toàn thư chép, nhà Đinh, năm 974: "Mùa xuân, tháng hai, quy định về quân mười đạo: mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người, đầu đội mũ bình đính vuông bốn góc (loại mũ này làm bằng da, chóp phẳng, bốn bên khâu liền, trên hẹp dưới rộng, quy chế này đến đời bản triều khởi nghĩa vẫn còn dùng, đời sau vẫn theo thế)". Đây là loại mũ vuông, bằng phẳng trên đỉnh. Theo Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển, mũ bình đính này chính là mũ "an phong đính", do nhà Nam Hán chế tạo. Điểm này cho thấy nhà Đinh nhập "mốt" của Trung Quốc rất nhanh. Không biết có phải Ngô Quyền phá quân Nam Hán mà người Việt thấy mũ bình đính. Loại mũ bình đính này dễ hình dung, nhưng tôi thử tra Google để tìm ảnh chụp thì lại không tìm thấy. Ảnh trên chỉ là ví dụ minh họa, từa tựa mũ bình đính, mà tôi thấy trên Google. Có thể loại mũ này của nhà Nam Hán không phổ biến trong lịch sử Trung Quốc nên tôi không tìm thấy trên mạng.

Mũ bình đính thứ hai là "bình đính cân". Loại mũ bình đính này cũng giống như mũ bình đính ở trên ("bình đính mạo") là có đỉnh mũ phẳng, nhưng khác ở chỗ là nó không hẳn vuông bốn góc, hơi có dạng tròn, như hình vẽ minh họa ở dưới. Theo Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển, mũ bình đính này chính là mũ "tạo lệ cân", tức thứ mũ của tôi tớ. Sách Tam tài đồ hội vẽ loại mũ bính đinh này tròn ở đai phía dưới, và hơi có dạng chữ nhật ở phần trên mũ, như hình minh họa ở dưới.

Loại mũ bình đính thứ ba chính là loại mũ bình thiên hay mũ miện. Theo Đại Nam thực lục, năm Minh Mạng thứ 13 (1832): "Đổi lại tên gọi các triều phục (Hoàng tử, các tước Công: mũ bình thiên gọi là mũ bình đính; tam phẩm trở lên: áo bào tứ linh gọi là áo mang bao; các quan thị vệ: áo long chấn tay hẹp gọi là áo mãng lan".

Như vậy, trong các sách của Việt Nam, khi nói về mũ bình đính cần phải phân biệt cho rõ là đang nói tới loại mũ nào. Tôi xem đoạn giới thiệu phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long thấy tạo hình quân lính đội đúng thứ mũ bình đính mà Đại Việt sử ký toàn thư mô tả (xem ảnh chụp minh họa ở dưới). Nhiều khi tôi không thể nào hiểu được lối phê phán của người Việt. Muốn phê phán gì hãy giở sử sách ra!

Photobucket
Tạo lệ cân tức bình đính cân


Photobucket
Tạo lệ cân trong sách Tam tài đồ hội

Photobucket
Quân lính (không phải tướng) đội mũ bình đính trong phim
Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long

Photobucket
Tạo hình quân lính với mũ bình đính
trong bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long.
Nhưng tôi không rõ cách đội mũ như vậy có "đúng" không vì
tôi hình dung cách đội "đúng" là một góc ở phía trán, 2 góc ở tai,
và góc còn lại ở phía gáy.

18 comments:

  1. Đã đến lúc phong Bác Đông A thành nhà Mũ học của CHND Trung hoa rồi???

    ReplyDelete
  2. @thaydoi73: Viết những câu công kích như vậy thì có ích gì?

    ReplyDelete
  3. @ĐA: Cái ảnh đầu tiên em không xem được, ấn vào link thì nó báo lỗi 404 Forbidden. Bác ĐA thử chỉnh lại xem sao.

    ReplyDelete
  4. @Nguyễn Qúy Hiển: đó đâu phải là công kích, mà là sự thật, Đông A chỉ là một nhà mũ học Trưng quốc 100%, viết tiếng Việt và cố tình nhập nhèm trang phục của nguời Việt từ mũ áo thành của Trung quốc, một viêc làm không mấy lương thiện. Hãy nhìn viên tướng mặc áo giáp và tên lính đội mũ TQ: nếu đó là hình ảnh của nguời Việt thì cũng có thể kết luận luôn Đông A là người Trung Quốc. Miễn bàn

    ReplyDelete
  5. Bác Đông A kiên trì thật! Nhưng có lẽ bác sẽ uổng công thôi vì bác đang cố gắng đào tạo những kẻ ngu lâu: vn_roo, anhbasam, Thaydoi73, Phạm Hoàng Quân,... Mà những kẻ ngu lâu thì khó đào tạo lắm, thậm chí không thể nào đào tạo được.

    ReplyDelete
  6. Tôi đâu có bận tâm cái đám đấy đâu. Tôi dự định sẽ tìm hiểu tất cả các loại mũ áo mà sách sử của Việt Nam nói tới, cũng giống như tôi đã tìm hiểu về hoa vậy. Cái quan trọng là tìm được ảnh để minh họa.

    ReplyDelete
  7. Xem phim mà nhận ra được tên mũ áo sẽ thấy rất thú vị, như thấy cả một mảng văn hóa đã qua của lịch sử.

    ReplyDelete
  8. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  9. Tôi muốn hỏi là Vua Trinh khi ra trận thì "mặc Giáp Đồng chân đi Guốc Ngà..." Và tôi muốn hỏi bên dưới thì mặc Váy hay đóng Khố? Hay là để vậy, vì Vua Bà đã cách ta gần 2 ngàn năm, mà ta thì trước những năm 50 thế kỷ 20 vẫn còn Khố! Và cái áo Giáp Đồng đó nó sẽ như thế nào ạ, có sách vẽ về nó không? Kính bác A.

    ReplyDelete
  10. @Геннадий, một nhà nho chân chính không thể ứng xử, những câu đại loại như bạn nói, Mũ mà bác ĐôngA tung lên cho anh em xem đa sô là mũ dã được các tay mũ phục thời nay chế tác cho các bộ phim, giở ông giở thằng, cổ chẳng ra cổ kim chẳng giống.
    người tự xưng vỗ ngực , không bận tâm cái đám ấy thì cũng phải xem lại mình đã là tấm gương chưa, làm nghiên cứu thì chấp nhận tiếng nói đa chiều, có đúng có sai, thì mới có chiều sâu và lòng nhân của nhà nho.

    ReplyDelete
  11. Nhà mũ học TQ Đông A tự nhiên có đệ tử bưng bê Ghèn Na Đi từ đâu nhẩy xổ ra ... nâng bi và vô cớ nói những người khác ngu lâu - (kẻ kém trí tuệ thì thường thấy người khác giống mình chăng)
    Hai thầy trò mũ học hãy nghe nhà sử học Nguyễn Đắc Xuân bàn về cái gọi là vó ngựa Nguyên Mông và áo giáp sắt Trung của tự nhiên bầy đầy ra trong ... đường về nô lệ: (trích nguyên văn NĐX)
    " Đây là đội kỵ binh của Nguyên Mông. Trong lịch sử từ xưa đến nay VN chưa bao giờ có một đội quân mặc giáp trụ cưỡi ngựa như thế. Đường VN hẹp, nhiều sông suối, cầu nhỏ, không có những cánh đồng cỏ lớn lấy đường đâu cho kỵ binh đi, lấy cỏ đâu cho một đoàn ngựa chiến như thế ăn?..."

    ReplyDelete
  12. Nguyễn Đắc Xuân mà được gọi là nhà sử học thì bà bán cá ở chợ Đồng Xuân là nhà sử học xuất sắc. Tôi còn cho rằng cả đời Nguyễn Đắc Xuân chưa bao giờ đọc hết Toàn thư lẫn Cương mục.

    ReplyDelete
  13. Hahahaha... không có đường cho kỵ binh nhưng có đường cho tượng binh, không có cỏ cho ngựa ăn nhưng có mía cho voi ăn.

    ReplyDelete
  14. ngu quá, kỵ binh tác chiến hàng ngang. voi 4 con 1 mũi tiến ci6ng và đi ruộng, bờ nhỏ, sơn đạo được. bọn đông a và trương thái du này rất bố láo... đúng chất công an! bọn này tôi biết.. a25 đấy các bạn...

    ReplyDelete
  15. Lại một thằng thần kinh tưởng mình giỏi: Ngựa là ngựa voi là voi, cỏ là cỏ mía là mía, không có chuyện nhập nhèm biến ngựa thành voi biến voi thành ngựa, cái kiến thức sơ đẳng này một đứa trẻ con tiểu học ở một nước tự do dân trí cao còn cười vào mũi những thằng bất lương hủ nho: VN là nước nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều rừng rậm nên có voi,và có tượng binh, kỵ binh là đặc trưng xứ thảo nguyên đồng cỏ bắt nguồn từ dân du mục chăn gia xúc, thử hỏi ở Lào, Thái, Tây Nguyên, có voi thuần hóa nhưng đã nghe ai nói chàng Đam San ... mặc áo giáp cưỡi ngựa đi săn hay chưa ... Hố hố hố
    Còn việc bôi bác ông Nguyễn Đắc Xuân vô cớ cũng là hèn, dám giỏi thì viết bài tranh luận thẳng với ông ấy xem.

    ReplyDelete
  16. Bác Đông A đừng quan tâm những lời dèm pha. Các bài viết về mũ của bác rất thú vị và bổ ích.

    Ông Nguyễn Đắc Xuân có đề nghi như thế nào mới là trang phục quân đội Việt thời Lý không nhỉ? Phải đưa ra cái đúng mới nói được người khác sai, nếu không cũng chỉ là to còi bé óc.

    ReplyDelete
  17. Bố cái nhà bác Chí Chứng minh bằng "cứ liệu" xiem lào?(tranh loạn rồi chụp mú thế là kiểu rì) Mà c25 với u23 thì có sao không? bác là Hoa Nam hay CIA mà sợ (bác nghí ai không đồng ý với bác A hay bác Du.. thì cúng đồng lòng với những người như Chí à?)
    Mà ai là "bạn" bác ở đây thế vậy?

    ReplyDelete
  18. Sau 4 năm nhìn lại, mới thấy những thằng như thaydoi, vn_roo đúng là loại ngu dốt thật.

    ReplyDelete