Đọc Đạo văn bên blog của Mr. Do thấy có chuyện lằng nhằng gì đó về bác Nguyễn Văn Tuấn, tôi mò sang blog của bác Tuấn đọc chơi. Thấy blog của bác Tuấn có hỏi xuất xứ hai câu: Khẳng khái cần vua dị / Thung dung tựu nghĩa nan, tôi thử tra Tứ khố toàn thư xem sao. Kết quả cho một số dị bản khác nhau, nhưng tựu trung có thể cho rằng hai câu gốc là: Khảng khái sát thân dị / Thung dung tựu nghĩa nan. Gốc sớm nhất mà tôi tra được hai câu này là ở Tống sử, Trung nghĩa truyện, Triệu Mão Phát truyện.
Có thể thấy chữ "vua" trong "Khảng khái cần vua dị" là một kiểu dị bản không chuẩn, bởi vì "vua" không phải là âm Hán Việt chính thức. Có lẽ câu chuẩn phải là: Khảng khái cần vương dị. Biến thể này xuất hiện ở đâu trong thư tịch của Việt Nam thì tôi chưa tìm ra được.
Có thể thấy chữ "vua" trong "Khảng khái cần vua dị" là một kiểu dị bản không chuẩn, bởi vì "vua" không phải là âm Hán Việt chính thức. Có lẽ câu chuẩn phải là: Khảng khái cần vương dị. Biến thể này xuất hiện ở đâu trong thư tịch của Việt Nam thì tôi chưa tìm ra được.
Tựu chung hay tựu trung hả bác?
ReplyDeleteVới lại hai câu mà bác bàn có nghĩa là gì?
"Tựu trung" là đúng. Tôi sẽ sửa lại. Cám ơn bác!
ReplyDeleteNghĩa của hai câu là: khảng khái giết mình thì dễ, thong dong nên việc nghĩa thì khó. "Thung dung tựu nghĩa" có nghĩa là bình tĩnh, không sợ sệt làm việc chính nghĩa.