Bài mới

Nhận xét mới

Chữ Tống thể trong khắc gỗ ở Việt Nam

Photobucket

Đây là một vài ví dụ về khắc gỗ kiểu chữ Tống thể ở Việt Nam. Các ảnh chụp này tôi lấy từ thư viện điện tử của Hội bảo toàn di sản chữ Nôm. Rất tiếc độ phân giải của các bản điện tử này thấp nên tôi không phóng to ra được, nhưng các đặc điểm chính của kiểu chữ có thể dễ dàng nhận ra đấy là kiểu chữ Tống thể. Tôi chưa tìm hiểu được vào thời gian nào kiểu chữ Tống thể bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, nhưng các ví dụ dẫn ra ở đây đều là các bản in khắc gỗ ít nhất trước năm 1945, tức là thời kỳ chưa có vi tính. Ảnh chụp ở trên là trang bìa quyển Hoàng Trần miếu khôn phạm tự âm ca chương hợp cảo, in năm 1905. Ảnh chụp ở dưới là trang bìa quyển Báo ân kinh chú nghĩa, in năm 1865. Còn ảnh chụp dưới cùng là trang bìa quyển Bồ Tát giới kinh, không rõ năm in.  

Photobucket

Photobucket

2 comments:

  1. Bác giờ chuyển qua phản biện vụ "chữ vi tính", sau khi đã "mần" tới vụ chữ "cương" với lại chữ "cường". Hehehehe.
    Tôi ủng hộ bác. Không phải ủng hộ lập luận của bác (vì tôi không biết đâu đúng đâu sai), nhưng ủng hộ tinh thần sử dụng các bằng chứng để đấu tranh một cách khoa học của bác.

    ReplyDelete
  2. Cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ. Còn độ 2 bài nữa thì kết thúc phần này. Nhưng hiện tôi đang nghĩ vấn đề xa hơn. Liệu đây có phải là một âm mưu để thay thế ấn đền Trần hiện nay bằng một ấn khác. Vấn đề này tôi lại không thể điều tra được. Nếu điều này đúng thì cũng thật tội cho những người bán rẻ tri thức của mình.

    ReplyDelete