Bài thơ này tôi làm cách đây cũng hơn cả chục năm. Hôm nay chợt nhớ lại và thấy cũng ly kỳ là có lúc mình cũng làm được thơ.
Nhân đọc Ba kiếp lang thang
Gần hết cuộc đời mới tỉnh sao
Hoài chi vang vọng thưở xưa nào
Mười hai tháng sáu dây tơ đứt
Nhạc hết say rồi khúc gượng chao
Giang Nam người cũ đành quên hẹn
Xiêm áo mong manh rút sợi thương
Phách lạc từ đây thành lạc phách
Dương tầm tiên đoạn tuyệt Tầm dương
Liêu trai rờn rợn màu lê huyết
Lất phất mưa giăng trắng tóc xanh
Bạc mệnh đảo điên đời mệnh bạc
Canh tàn rượu đắng vị tàn canh
Lá thư ngày trước phai màu mực
Đời vắng em rồi khóc kiếp ai
Trống mặt xang xừ hề mặt trống
Người ghê nhịp loạn ngụt ghê người
Âm ba gờn gợn đâu rung nữa
Gắng gượng cuồng ca chuếch choáng đau
Lưu lạc tha hương trơ lệ phách
Rạc rài ý cạn lấp mồ sâu
Đông A
5/9/95
Nhân đọc Ba kiếp lang thang
Gần hết cuộc đời mới tỉnh sao
Hoài chi vang vọng thưở xưa nào
Mười hai tháng sáu dây tơ đứt
Nhạc hết say rồi khúc gượng chao
Giang Nam người cũ đành quên hẹn
Xiêm áo mong manh rút sợi thương
Phách lạc từ đây thành lạc phách
Dương tầm tiên đoạn tuyệt Tầm dương
Liêu trai rờn rợn màu lê huyết
Lất phất mưa giăng trắng tóc xanh
Bạc mệnh đảo điên đời mệnh bạc
Canh tàn rượu đắng vị tàn canh
Lá thư ngày trước phai màu mực
Đời vắng em rồi khóc kiếp ai
Trống mặt xang xừ hề mặt trống
Người ghê nhịp loạn ngụt ghê người
Âm ba gờn gợn đâu rung nữa
Gắng gượng cuồng ca chuếch choáng đau
Lưu lạc tha hương trơ lệ phách
Rạc rài ý cạn lấp mồ sâu
Đông A
5/9/95
đọc bài thơ này của bác tôi bỗng nảy ra câu hỏi không biết hình thức "tập" của thơ truyền thống có gì chung với "pastiche" của sau này không nhỉ
ReplyDeleteanw tôi cũng thích "Chúng ta mất hết chỉ còn nhau": bác có đủ tập đó không? (Paris, 1974)
Có khi bác nên bắt đầu lại sự nghiệp thơ phú với kiểu thơ haiku. Bác hợp với nó, think so.
ReplyDeleteÝ kiến phát: Bác embed cái phần còm men này ra trước trang chủ luôn cho nó dễ mần.
ReplyDelete- Bài thơ này em đọc thấy hay nhưng kô biết hay chỗ nào, chỉ thấy thích cái không khí liêu trai, "mờ nhân ảnh" ở trong đó.
@Mr.Do: Bác chỉ cần vào Dashboard > Settings (trong Manage Blogs) > Comments > tích vào Embedded below post (ở chỗ comment form placement) > Save Settings
ReplyDeleteThế là dễ mần;)
Tôi thích các bài khảo cứu của bác. Bác đừng vì hồi tưởng cái ngày xưa ly kỳ ấy, mà bỏ mất việc hiện tại:)
ReplyDelete@Nhị Linh: vấn đề này tôi không biết, nhưng có 2 kiểu "tập", một loại là "lẩy" và một loại "tập cổ" là nhặt mỗi người một câu ghép lại thành 1 bài. Tôi không có "Chúng ta mất hết chỉ còn nhau". Không nhớ ngày xưa đã đọc cái gì nữa.
ReplyDelete@noithat: cám ơn bác, nhưng tôi có cái may mắn là không bị thơ ca văn chương cám dỗ, luôn biết thân phận của mình đối với văn chương chỉ là người thưởng ngoạn ở ngoài thôi.
@Mr. Do: Tôi có đưa ra ở cột bên tay phải, nhưng không hiểu sao lúc thấy, lúc không.
@Hà An: làm bác thất vọng rồi vì tôi vừa mới lục lại được những bài thơ ngày xưa tôi làm và dự định sẽ đưa dần dần ở đây.
Bác đưa thơ lên thì hay chứ, có gì thất vọng đâu nhỉ?
ReplyDeleteBác đăng bài này làm tôi nhớ lại ngày xưa đi mua sách cũ, thế nào lại vớ được tập thơ VHC (in chung Thơ say & Mây, 1993). Lúc đấy mừng hú, vừa đi về vừa nghĩ ra đủ lí do cho việc người ta nỡ đem bán cuốn sách rất hay đấy đi. Cũng hay, nhờ thế tôi khỏi phải lóc cóc đi hỏi chép ở chỗ này chỗ kia nhiều bài của VHC.
Giờ thì thơ VHC sẵn trên mạng lắm. Có điều lạ, tôi chưa tìm được chỗ nào đăng lại (có kiểm chứng) tập "Thơ Lửa". Chẳng hạn ở http://www.vuhoangchuong.com/index.html cũng không có. Bác có biết link nào không?
Ngày tôi còn đi học (miền Bắc XHCN) thơ VHC phải đọc lén đấy, thành ra còn say hơn uống rượu vụng!
ReplyDelete