Bài mới

Nhận xét mới

Lim sét

Photobucket

Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Phạm Thiên Thư

Xanh, trắng, đỏ, tím, vàng, những gam màu của phố phường Hà Nội mùa này. Không phải chỉ là những gam màu, chúng là những nốt nhạc của khúc dạo đầu, khúc prelude của chương mùa hạ trong tổ khúc bốn mùa của Hà Nội. Thật kinh ngạc, những sắc màu - nốt nhạc đó dồn dập tưng bừng vào những ngày đầu hạ, cứ như e sợ rằng nếu không gấp thì những trận mưa rào đầu mùa sẽ làm nhòe đi màu sắc và nhạt đi âm ba đang rộn rã đón chào mùa hạ. Hà Nội đúng là đất đế đô, nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm", đến cả cây cối cũng biết tấu lên những khúc nhạc màu của trời và đất. Người nào chưa từng sống ở Hà Nội trọn bốn mùa có thể nói là chưa từng sống một cuộc sống đất Việt.

Cây lim sét có tên khoa học là Peltophorum pterocarpum. Hoa lim sét có thể nhầm lẫn với hoa điệp vàng Cassia
splendida (muồng vàng). Có lẽ do lá giống lá cây phượng vĩ mà cây còn được gọi tên là phượng vàng hay kim phượng, nhưng đây có lẽ là do nhầm lẫn của dân gian, bởi vì theo quyển Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, cây kim phượng hay điệp ta có tên khoa học là  Caesalpinia pulcherrima. Nhưng quả thật cái tên lim sét này không thấy dân gian sử dụng, mà toàn gọi là phượng vàng hay điệp vàng.

10 comments:

  1. Cháu chào bác! Cây muồng vàng mà bác chụp có quan hệ gì với cây muồng hay cây muồng hoàng yến không ạ? Cháu trông lá của nó giống với lá phượng. Xin bác chỉ cho cháu link hình hoa điệp vàng, vì như bác nói cháu cũng bị nhầm rồi ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Theo Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hổ

      Bò cạp (Muồng hoàng yến) có tên khoa học là Cassia fistula.
      Muồng vàng có tên khoa học là Cassia splendida.
      Lim sét có tên khoa học là Peltophorum pterocarpum.

      Vậy để cho đúng tôi sẽ sửa lại tên thành Lim sét.
      Điệp vàng có lẽ là tên gọi dân giã của muồng vàng Cassia splendida, không truy được trong sách.

      Delete
  2. Hoa muồng vàng (điệp vàng) có thể xem ở đây:
    http://www.floresflowers.com/3CassiaSplend.jpg

    Hoa lim sét trong ảnh chụp của tôi có thể xem cận cảnh ở đây:
    http://www.baobabs.com/PH/PELpteFLS01.jpg
    và miêu tả thực vật ở đây: http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Peltophorum_pterocarpum_Blanco2.335-original.png

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác ạ, không biết là tác giả của câu hát "hoa điệp vàng trải dưới chân tôi..." có cũng bị nhầm không nữa, vì trong trường học của cháu họ trồng cây lim sét này :). Cháu còn vài thắc mắc nữa là sao không thấy bác chụp và viết về màu xanh, mới cả là phượng vĩ cháu tra trên wikipedia thì họ viết là được người Pháp mang đến Việt Nam vào cuối thế kỉ 19 và có cả loại phượng vĩ vàng như bạn Hoa Ngâu nói. Cháu cảm ơn bác!

      Delete
  3. Còn một loại nữa cũng tên phượng vàng, nhưng hình như khác với Muồng Vàng và Lim Sét?

    [im]http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/05/14/phuong2.jpg[/im]

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi thấy, đấy chính là cây kim phượng hay điệp ta Caesalpinia pulcherrima. Theo miêu tả thực vật thì loài cây này có cả hoa vàng, đỏ, da cam, hồng:
      http://www.tropilab.com/caesal-pul.html

      Delete
  4. Xây dựng văn hóa yêu hoa, thưởng hoa, giữ gìn hoa là việc thiết thực cần làm ngay cho quốc dân đồng bào, đâu phải chuyện rảnh rỗi mây bay gió thoảng. Thật, từ ngày dạo lóc bác Đông A, Ngâu bỏ hẳn thói vặt hoa bẻ cành tùy tiện đường phố, chỉ thi thoảng hihi bứt trộm vài bông nhà lão hàng xóm. Ngâu sẽ nhân rộng mô hình đạo đức của mình cho miền Bắc XHCN học tập và làm theo để mỗi mùa hội hoa sẽ thôi không còn cảnh 500 chú cảnh sát bảo vệ một gốc đào.

    ReplyDelete
  5. Nguyễn Việt Long
    Cây lim sét này có tên phổ biến hơn là lim xẹt, tra chữ này sẽ thấy xuất hiện trong nhiều trang web về cây cảnh. Có khi cũng gọi là trắc vàng, [muồng] kim phượng, phượng vàng.
    Còn kim phượng chính hiệu có những tên khác như phượng ta, điệp cúng, điệp ta, điệp vàng, tên khoa học là Caesalpinia/Poinciana pulcherrima.
    Muồng [hoa] vàng không phải là điệp vàng, tên khoa học của nó là Senna splendida, tên đồng danh hay đồng nghĩa là Cassia splendida.

    ReplyDelete
  6. Dùng Công An để làm mọi thứ thì đúng là do 1 thằng Miền Đù mang ra Bắc này thật! Từ ngày thằng quan Chết Bố ấy dùng CA để giải quyết mọi thứ thì xh trở nên hỗn loạn. Không thể cứu. Ặc!

    ReplyDelete
  7. "Chơi hoa" kiểu đệ miền đù lần này mà lộ thối bỏ bu :)http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/74092/nhan-dien-dai-gia-vung-tien--mua--nguoi-mau.html

    ReplyDelete