Năm mươi năm trước, trong bài diễn từ từ giã chức vụ Tổng thống của mình, Tổng thống Mỹ Eisenhower có nói rằng: "Ngay cả trong khi tiến hành nghiên cứu và khám phá khoa học mà chúng ta cần phải làm, chúng ta cũng cần phải cảnh giác với nguy cơ đối nghịch và ngang bằng rằng chính sách công có thể tự trở thành tù nhân của một nhóm tinh hoa khoa học công nghệ". Cảnh báo của Eisenhower dựa trên cơ sở càng ngày vai trò và ảnh hưởng của học giả trong bộ máy công quyền càng tăng lên, cùng với những đề án khoa học càng ngày càng được tài trợ lớn và sức mạnh của đồng tiền có thể biến một nhóm tinh hoa về khoa học công nghệ lũng đoạn chính sách công. Lời cảnh tỉnh của Eisenhower này lại được nhớ lại gần đây nhân vụ Climategate, vụ tai tiếng về chuyện có khả năng giới khoa học đã phóng đại quá mức về biến đổi khí hậu, thậm chí đã tạo ra những kết quả nghiên cứu bịp bợm nhằm tăng mức báo động nguy hiểm của biến đổi khí hậu. Gần đây Giáo sư hồi hưu Harold Lewis của Đại học California, Santa Barbara, đã viết thư ngỏ từ giã Hội Vật lý Hoa Kỳ vì về chuyện này. Toàn văn bức thư có thể đọc ở đây. Trong bức thư ngỏ có câu này khá thú vị: "Lựa chọn vật lý là một nghề nghiệp khi đó là một bảo đảm rằng cuộc sống sẽ nghèo khó và kham khổ". Xem ra tình thế này của khoa học Mỹ trước Thế chiến thứ II khá giống tình thế của khoa học Việt Nam hôm nay.
Tình thế của Việt Nam và giới tinh hoa khoa học công nghệ của Việt Nam có lẽ chưa đến mức như cảnh báo của Eisenhower. Tuy nhiên có thể nhận thấy những chỉ dấu cho thấy chính sách công của Việt Nam có thể trở thành tù nhân của những ý kiến của giới tinh hoa. Tôi tạm dùng hai chữ "tinh hoa" ở đây, bởi vì có thể cái mà tôi vừa gọi là tinh hoa đấy không phải đã là tinh hoa theo đúng nghĩa của nó. Hình thức cầm tù này phức tạp hơn ở Mỹ và không hẳn đã do sức mạnh của đồng tiền. Đó là một phức hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố yếu kém của chính quyền trong hoạch định chính sách công và quan hệ công chúng. Các yếu tố khác nhau đó chồng chập lên nhau, xuyên qua chính trị, che dấu những ẩn khuất chính trị đằng sau và tạo thành vấn đề chính trị xã hội. Có yếu tố mang tính tích cực, có yếu tố mang tính tiêu cực (tích cực và tiêu cực được hiểu theo một nghĩa nào đó). Phân tích, bóc tách chúng ra không đơn giản chút nào, bởi vì thực tiễn là một thể phức hợp.
Tình thế của Việt Nam và giới tinh hoa khoa học công nghệ của Việt Nam có lẽ chưa đến mức như cảnh báo của Eisenhower. Tuy nhiên có thể nhận thấy những chỉ dấu cho thấy chính sách công của Việt Nam có thể trở thành tù nhân của những ý kiến của giới tinh hoa. Tôi tạm dùng hai chữ "tinh hoa" ở đây, bởi vì có thể cái mà tôi vừa gọi là tinh hoa đấy không phải đã là tinh hoa theo đúng nghĩa của nó. Hình thức cầm tù này phức tạp hơn ở Mỹ và không hẳn đã do sức mạnh của đồng tiền. Đó là một phức hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố yếu kém của chính quyền trong hoạch định chính sách công và quan hệ công chúng. Các yếu tố khác nhau đó chồng chập lên nhau, xuyên qua chính trị, che dấu những ẩn khuất chính trị đằng sau và tạo thành vấn đề chính trị xã hội. Có yếu tố mang tính tích cực, có yếu tố mang tính tiêu cực (tích cực và tiêu cực được hiểu theo một nghĩa nào đó). Phân tích, bóc tách chúng ra không đơn giản chút nào, bởi vì thực tiễn là một thể phức hợp.
No comments:
Post a Comment