Mũ phốc đầu qua các thời kỳ
Mũ phốc đầu (hay còn gọi là phác đầu) thoạt đầu là một kiểu khăn mũ, có 4 giải, 2 giải buộc ra sau gáy, 2 giải buộc trên đỉnh đầu. Về sau loại mũ này tiến hóa, đến thời Ngũ Đại (hình số 8 ở trên), hai giải sau gáy thành 2 cánh chuồn. Đời Tống (hình số 9) 2 cánh chuồn rất dài, sang đời Minh (hình số 10) lại ngắn lại và nằm dọc. Mũ phốc đầu đến đời Minh thường làm bằng thứ sa đen, do vậy nó còn có tên gọi là mũ ô sa. Việt Nam thường gọi là mũ cánh chuồn.
Lịch triều hiến chương loại chí cho biết: "Xung thiên tức là mũ phác đầu, có hai cánh trỏ lên trời nên gọi là mũ xung thiên". Cũng theo Lịch triều hiến chương loại chí, đời Lê Thái Tông: "những khi tế trời, tế tôn miếu, lễ khánh tiết, tết Nguyên đán, vua mặc áo long cổn, đội mũ miện, lên ngự bảo tọa; còn lễ thường triều, những ngày mồng một và ngày rằm hằng tháng, thì mặc áo hoàng bào, đội mũ xung thiên, lên ngự kim tọa". Theo Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển, mũ triều thiên là mũ phốc đầu có hai cánh trỏ lên trời. Từ điển này không có loại mũ xung thiên. Căn cứ theo hai định nghĩa ở trên có thể thấy mũ xung thiên của Việt Nam cũng là dạng mũ triều thiên của Trung Quốc. Đời Nguyên, mũ triều thiên có hai cánh vểnh lên trời, sang đời Minh, hai cánh lại gập ra sau hướng lên trời. Loại mũ đời Minh còn có tên gọi là ô sa dực thiện hay ô sa chiết thượng. Theo Trịnh Quang Vũ, mũ xung thiên của Chúa Trịnh có ảnh chụp như ở dưới. Có thể nhận thấy nếu bỏ đi các họa tiết thì mũ xung thiên này là dạng mũ ô sa dực thiện của triều Minh.
Trong bài thơ Linh cầm tiến, Văn Cao viết:
Em quỳ lạy dâng cầm
Tạ lòng người sương gió
Sau giờ phút giao thân
Đầm đìa hàng lệ nhỏ
..................................
Mão triều thiên! Mão triều thiên!
Ôi hoài vọng hoa niên
..................................
Không biết tại sao Văn Cao lại viết mũ triều thiên mà không phải là mũ xung thiên.
Mũ triều thiên đời nhà Nguyên
Mũ ô sa dực thiện hay
ô sa chiết thượng
ô sa chiết thượng
Cảm ơn (các) bài viết thú vị của bác về vụ trang phục Ta - Tàu.
ReplyDeleteTôi đọc, vỡ ra được nhiều điều.
Ông Đông A ạ, dạo này thấy trên sân khấu blog, ông làm kép chính, tả có Mr Do phù, hữu có Trương Thái Du bật, ngẫm thấy quý vị đúng là hào phóng sức khỏe với các vụ mũ mão này.
ReplyDeleteVề cái băn khoăn cuối của ông, có người giảng giải thế này:
"Thực ra mũ ”xung thiên” hay “triều thiên” chỉ là một. Nói “xung thiên” chỉ về cái hình dạng cái mũ có cánh trỏ/vểnh lên trời. Nói “triều thiên” là sao? Là thế này: Vua xưng là con Trời (thiên tử), mà vua cũng được coi như Trời nữa (đôi khi được ví như thánh, như ngọc, như rồng). Mặt vua còn gọi là “thiên nhan” mà. Triều nghĩa là gặp, là ra mắt và “triều thiên” là ra mắt vua. Bởi vậy cái tên “triều thiên” trỏ cũng cái mũ/mão ấy như nhấn mạnh đến ý phẩm phục, nghi vệ khi các quan vào chầu bắt buộc phải đội mũ “triều thiên”. Văn Cao viết mũ triều thiên mà không phải là mũ xung thiên” vì cái context bài thơ này phải dùng “triều thiên”, hợp với việc quỳ lạy mà dâng, mà tạ người chứ có nhắm việc mô tả hình dáng, cấu tạo cái mũ đâu mà dùng “xung thiên”. Thơ mà".
Ông nghĩ sao?
Bác Đông A ơi, phiền bác có thể bỏ thời gian chép hết bài Linh cầm tiến của Văn Cao được không ạ?
ReplyDelete