Bài mới

Nhận xét mới

Lại mũ miện

Trên trang web anhbasam.com có bài phản hồi của ông Phạm Hoàng Quân về bài viết Mũ miện của tôi. Dưới đây tôi sẽ trả lời lại ông Phạm Hoàng Quân. Còn nhận xét của ông Ba Sàm tôi không trả lời bởi vì ông ta không xứng đáng để tôi phải trả lời.

1. Ông Phạm Hoàng Quân cho rằng tôi bỏ mất cụm từ "rất khó có khả năng..." của ông. Tôi đọc lại bài báo trên báo Pháp luật TPHCM không thấy đấy là cụm từ của ông Phạm Hoàng Quân. Nguyên văn cả đoạn trong bài báo như sau:

"Tuy nhiên, theo ông Phạm Hoàng Quân, rất khó có khả năng Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ “bệ nguyên” mũ của vua Trung Quốc: “Triều đình Trung Hoa không khi nào chịu cho vua một nước “đàn em” mặc vương phục và đội mũ y hệt vua của họ, vì với họ, mũ mão của hoàng đế là để thể hiện uy quyền của “thiên tử”. Vua nước ta có muốn sử dụng theo cũng phải chế lại”."

Căn cứ theo bài báo, cụm từ "rất khó có khả năng..." là cụm từ của tác giả bài báo diễn giải nội dung lời nói của ông Phạm Hoàng Quân, đoạn trong ngoặc kép. Đoạn trong ngoặc kép tôi đã trích dẫn đầy đủ không thiếu một chữ nào.  Nếu cụm từ "rất khó có khả năng ..." là của ông Phạm Hoàng Quân thì chúng cần phải được đưa vào trong ngoặc kép

2. Ông Phạm Hoàng Quân giải thích ông giới hạn vào sự kiện lên ngôi của Lê Hoàn và Lý Thái Tổ. Tôi không thấy giới hạn nào trong câu phát biểu của ông Phạm Hoàng Quân ở trên (đoạn trong ngoặc kép). Nếu ông Phạm Hoàng Quân muốn giới hạn hẳn sẽ phải nói "triều đình nhà Tống" hơn là "triều đình Trung Hoa".

Ngay cả trong trường hợp giới hạn vào các sự kiện điển lễ của Lê Hoàn và Lý Thái Tổ, cho dù chính sử không cho biết trong các điển lễ các vị vua này đã sử dụng mũ gì,  nhưng chính sử vẫn cho biết Lê Hoàn mặc áo long cổn khi lên ngôi, mà áo long cổn thường đi cùng mũ miện, do vậy các tác phẩm nghệ thuật vẫn có quyền thể hiện theo quan điểm của mình. Các tác phẩm nghệ thuật không phải là các nghiên cứu khoa học mà cần phải thận trọng cân nhắc này nọ, bởi vì cứ cân nhắc này nọ thì sẽ chẳng bao giờ có một tác phẩm nghệ thuật nào cả.

3. Trong bài viết của tôi, tôi không viết niên đại các bức tranh tôi đưa vào, bởi vì tôi nghĩ không cần thiết. Điều quan trọng không phải các bức tranh đấy thể hiện ở niên đại nào. Điều quan trọng là Triều Tiên, Nhật Bản có sử dụng mũ miện cho vua của họ.

Song với Google, nếu muốn biết niên đại các bức tranh đấy thể hiện cũng không khó. Bức tranh vua Triều Tiên thể hiên vua Wang Geon, vị vua đầu tiên của triều đại Cao Ly, trị vì từ năm 918 đến năm 943. Dưới đây tôi thêm bức tranh Hoàng Đế Sunjong, vị Hoàng Đế cuối cùng của Hàn quốc, trị vì từ 1907 đến 1910 để thấy các vị vua Triều Tiên đã sử dụng mũ miện trong suốt chiều dài lịch sử, ít nhất từ vua Wang Geon đến Sunjong.

Mũ miện ở Nhật Bản có hẳn môt trang trên wiki, và ở đấy cũng có bức tranh vẽ Thiên Hoàng Go Daigo, trị vì từ năm 1318 đến 1339. Riêng bức tranh Nhật ở bài Mũ miện, tôi không biết chính xác nguồn gốc. Nhưng căn cứ vào tranh vẽ tôi có thể phỏng đoán đấy chính là Nữ Đế Thiên Hoàng Jito, trị vì từ năm 686 đến 697.

Photobucket
Hoàng Đế Sunjong

Photobucket
Nữ Đế Jito

Photobucket
Đây là một cảnh trong bộ phim truyền hình nhiều tập
Taejo Wang Geon của Hàn Quốc.
Không biết ở Hàn Quốc  có ai la ó những trang phục, mũ áo,
giàu sang, hoành tráng, như thấy ở trong ảnh không.
Thời kỳ mà bộ phim thể hiện là thế kỷ thứ 10,
trước nhà Đinh của Việt Nam khoảng vài chục năm.

4 comments:

  1. Vấn đề là Nhật và Hàn còn lưu giữ những trang phục xưa và họ tái hiện đúng LS.VN thì không có và chỉ dựa vào suy đoán.

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  3. Tôi thấy ông Phạm Hoàng Quân có viết: "Mới đây lại được đọc và xem mấy bức ảnh trong bài “Tước Biện”, thấy ông Đông A bảo rằng mũ Tước Biện của Lê Long Đĩnh mô phỏng theo mũ ở bức tượng Lê Thái Tổ, thời gian trước sau hơn 400 năm, không lẽ chẳng đáng để ông Đông A suy nghĩ sao?"

    Hình như ý ông Quân muốn nói là ông Đông A đã nhầm lẫn khi cho rằng Lê Long Đĩnh đã "sao chép" mũ của vua Lê Thái Tổ (chuyện này không thể được vì Lê Long Đĩnh - thuộc nhà Tiền Lê - trị vì trước Lê Lợi).

    Nếu vậy thì ông Quân đã nhầm. Trong bài viết "Tước Biện", ông Đông A đã ghi rất rõ: "Có thể thấy tạo hình Lê Long Đĩnh trong bộ phim Lý Công Uẩn". Đây là "tạo hình trong phim". Tức là những người làm phim Lý Công Uẩn đã "sao chép" mũ của Lê Lợi cho Lê Long Đĩnh, chứ không phải là Lê Long Đĩnh "sao chép".

    ReplyDelete
  4. À, mà cũng có thể ông Quân nói rằng việc các nhà làm phim lấy mũ ông Lê Lợi đội cho ông Lê Long Đĩnh là "đáng suy nghĩ".
    Nếu vậy thì chắc ông Đông A làm thêm bài về kiểu mũ của (tượng) Lê Thái Tổ quá.
    Hehehehe!

    ReplyDelete