Bài mới

Nhận xét mới

Một cuộc đời được giải mã (2)

[Đoạn trích sau tôi dịch từ cuốn tự truyện Một cuộc đời được giải mã - Bộ gene của tôi: cuộc đời của tôi của Craig Venter, nhà khoa học lãnh đạo nhóm nghiên cứu tổng hợp thành công tế bào sống đầu tiên trên thế giới. Đoạn trích nằm trong chương 2 Đại học của cái chết, sau đoạn 1]

Chương 2: Đại học của cái chết


Tôi bước trên bãi biển lại gần con đường đất dẫn tôi qua trại Lực lượng Đặc biệt Lục quân. Ở đấy, đứng trên một đỉnh của cồn cát là một dãy cũi giam bằng tre, mỗi cái cao chừng khoảng ba bộ và diện tích khoảng một hoặc hai thước vuông [1]. Trong mỗi cũi có một người ngồi chồm hổm đúng kiểu người Việt, có lẽ là Việt Cộng. Tình trạng của họ khó cho tôi nhận dạng được, nhưng mà tôi biết rằng tình trạng khốn khổ của tôi dễ giống như là thiên đường đối với bất kỳ hình hài nào đang bị giam cầm trước mặt tôi. Tôi thậm chí cảm thấy tức giận hơn và chán ngán hơn với chính bản thân mình vì mới ngay lúc trước đã bằng lòng lấy đi chính cuộc đời của mình.

Tôi đi qua căn cứ không quân của Hải quân và bước tới con đường chính, "Quốc lộ 1", một con đường nhựa hai làn xe chạy từ Đà Nẵng tới núi Khỉ [2] và ngang qua bệnh viện Hải quân. Tôi đi qua cổng hậu, lên vài bậc thang gỗ, và mở cửa cái lán thường trực trong tranh tối tranh sáng, một không gian đầy ắp lờ nhờ và tăm tối. Đó là trại ngủ của tôi, nơi duy nhất tôi có thể thoát khỏi Việt Nam và ở lại sống sót. Đấy giờ đây là nhà. Tôi đã đi một quãng đường dài, từ một đứa trẻ lung tung ba trợn ở vùng vịnh San Francisco, một tên lướt sóng miền nam California, và một kẻ chống chiến tranh cho tới hiện thân mới nhất của tôi: y sĩ Hải quân. 

Ý niệm lờ mờ thật sự đầu tiên của tôi về cuộc sống ở Việt Nam đến trên chiếc máy bay chuyên cơ chật ních người đã chuyển tôi tới đó. Những chuyến bay của nó được tắt hết đèn, và khi máy bay bắt đầu hạ cánh trong một cú bổ nhào thẳng đứng, tôi có thể nhìn thấy những lóe sáng từ một loạt súng bắn hướng vào chúng tôi khi chúng tôi tiếp đất xuống đường băng. Từ thời điểm tôi hạ cánh xuống Việt Nam vào ngày 25 tháng 8 năm 1967, cuộc đời là đau khổ. Tôi thấy tôi ở cảng Đà Nẵng, tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam và biển Đông [3], trong một công việc, đó là M*A*S*H [4] không có vui đùa và phụ nữ xinh đẹp. Sát cánh chúng tôi trong cuộc chiến chống Chủ nghĩa Cộng sản là quân đội của Việt Nam Cộng hòa (ARVN), mà chúng tôi biết họ theo lối gọi thông tục là "Arvin". Hai năm trước, hàng triệu người xem Mỹ đã sốc khi xem một phóng sự Tin tức Buổi chiều của CBS về những ngôi nhà nông dân Việt Nam đầu tiên bị đội quân Mỹ đốt cháy trong những ngôi làng gần Đà Nẵng. Từ lúc tôi tới bệnh viện hải quân Đà Nẵng, "những việc Zippo" [5] như thế ai cũng biết chỉ là lệ thường mà thôi.

Giống như hầu hết mọi người khác, tôi được phân cho chỗ ở rẻ tiền thường thấy ở các bãi bay, doanh trại và bệnh viện quân sự: lán Quonset. Dãy lán này có sườn bằng thép hình bán nguyệt bọc trong lớp tôn múi được đặt bằng tên địa phương của nơi sản xuất, thành phố Quonset ở Rhode Island. Giường ngủ và tủ của tôi được đặt ngay bên cạnh cửa để dễ thấy - bên trong lán luôn tối bởi vì bệnh viện chạy hai ca luôn phiên muời hai tiếng: từ bảy giờ sáng tới bảy giờ tối và ngược lại.   

Tôi thích ca đêm. Làm việc trong những giờ ban đêm cho tôi cơ hội đi ra bãi biển ngay cạnh hằng ngày để chạy, bơi và lướt sóng. Thời gian biểu đó có những cái lợi rõ ràng khác, vì ban đêm thường có tấn công rocket trên căn cứ không quân của Hải quân bên kia con đường, với các ụ súng máy quanh chúng tôi nhả đạn gần như hàng đêm. Ca muộn hơn cũng có nghĩa rằng tôi có thể tránh đám chuột, chúng kiếm ăn khi trời tối. Cách thực sự duy nhất thoát khỏi cuộc sống nhà binh của anh - nằm mơ - cũng thường xuyên bị đồ đạc táp xuống hay tung xuống xung quanh, hay thậm chí cả những con chuột chạy vụt trên mặt anh, quấy phá. Đó là cách thức giấc chết tiệt.     

Mặc dù bệnh viện được lắp đặt như là một khu vực đệm giữa căn cứ và Việt Cộng, rocket thường xuyên rơi khá gần, nổ ở chỗ nào đó trong khu vực bệnh viện. Như thể để hướng dẫn mục đích cho những người tấn công chúng tôi, chữ thập đỏ được vẽ trên các lán Quonset. (Chúng tôi có lẽ tin tưởng rằng Việt Cộng chấp thuận các điều khoản của Công ước Geneva.) Một đêm trong khi tôi đang làm việc một quả rocket nổ ngay trước lán của tôi, gần giường của tôi. Tấm vách đầy lỗ thủng từ những mảnh đạn, và một mảnh lớn đã cắm vào tấm nệm mà trên đó tôi mới nằm ngủ chỉ vài giờ trước. Còi báo động tấn công trên không gần ngay lán của tôi và khi báo động nó gợi lên sợ hãi nhiều hơn là chính những quả rocket. Từ khi tôi được học điều này là một trường hợp kinh điển của phản ứng có điều kiện Pavlov, và hiệu ứng của nó có sức mạnh gấp bội khi người ta đang ngủ say. 

[1] một bộ (foot) bằng 0.3048 m và một thước (yard) bằng 3 bộ.
[2] Monkey mountain tên ngọn núi Sơn Trà ở Đà Nẵng do lính Mỹ đặt tên.
[3] Nguyên văn: biển Trung Nam (South China Sea).
[4] Mobile Army Surgical Hospital: Bệnh viện phẫu thuật quân đội cơ động. M*A*S*H cũng là tên bộ phim truyền hình nhiều tập về một bệnh viện quân đội của Mỹ ở Hàn Quốc. Bộ phim có những cảnh vui đùa và những cô gái xinh đẹp.
[5] Zippo là tên gọi loại bật lửa lính Mỹ thường sử dụng ở Việt Nam.

Đoạn 3


2 comments:

  1. chồm hỗm - hay chồm hổm?
    tỉnh Quonset - tỉnh?
    hàng ngày - hằng ngày?
    Sao anh ko dịch từ rocket?

    "Tôi thậm chí cảm thấy tức giận hơn và chán ngán hơn với chính bản thân mình về điều bằng lòng của tôi mới ngay lúc trước muốn lấy đi chính cuộc đời của mình." - Câu này tôi thấy sao sao ấy, nhất là đoạn cuối ấy "về điều bằng lòng của tôi..."

    ReplyDelete
  2. Cám ơn bác! Tôi đã sửa lại.
    Về rocket tôi cứ tưởng nó đã là từ tiếng Việt, rốc két. Gọi là "đạn phản lực" nghe hơi dài dòng. Gọi là "đạn pháo" thì không chuẩn.

    ReplyDelete