Bài mới

Nhận xét mới

Có hay không đạo văn trong "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại"?

Đang rộ lên chuyện cáo buộc ông Nguyễn Đình Hương viết quyển sách "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" đã đạo văn quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" do ông Ngô Đức Thọ chủ biên. Tôi chưa đọc hai quyển sách này, nhưng tôi tìm được mục lục quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" bằng Google, và đã đọc các bài báo trên mạng về vấn đề này. Dưới đây tôi sẽ đưa ra quan điểm của tôi về chuyện đạo văn này. Tôi biết rằng bàn luận về vấn đề này mà không cần đọc hai quyển sách để đối chiếu thì thật là nguy hiểm, nhưng tôi thấy rằng vấn đề ở đây khá rõ ràng và có thể đưa ra quan điểm của mình để mọi người tham chiếu, kiểm định mà không sợ sai. Chuyện cũng không có gì phức tạp lắm.

Trước tiên tôi thấy rằng cần phải phân biệt rạch ròi chuyện đạo văn với chất lượng của quyển sách. Nếu quyển sách có những chỗ viết sai, viết chưa đúng thì vấn đề này hoàn toàn độc lập với vấn đề đạo văn. Ông Ngô Đức Thọ có nêu ra vấn đề sai kiến thức cơ bản của ông Nguyễn Đình Hương và như vậy là đã đánh tráo hay nhào trộn vấn đề đạo văn với vấn đề chất lượng quyển sách, làm rắc rối vấn đề và có thể tạo ra những ngộ nhận  không cần thiết ở người đọc. Kiến thức cơ bản của ông Nguyễn Đình Hương về chữ Nôm, về khoa cử hay về lịch sử Việt Nam được trình bày trong quyển sách hoàn toàn độc lập và không có liên quan gì tới với vấn đề đạo văn. Chuyện này phải minh bạch, chuyện nào ra chuyện đấy.

Bây giờ tôi đề cập tới vấn đề đạo văn. Ông Ngô Đức Thọ cho rằng: "Ông ấy (GS Nguyễn Đình Hương - PV) đã tự đảo lộn tên, địa chỉ từng người theo địa phương và nhận rằng đó là sản phẩm của mình. Cũng là một người có học hàm, học vị GS mà ông ấy không hiểu cái khó nhất của một cuốn sách tiểu sử các nhà khoa bảng Việt Nam là ở việc quy đổi địa danh quê quán của ngót 3.000 tiến sĩ từ địa danh cổ ra địa danh bây giờ. Còn việc sắp xếp lại địa danh tiếng Việt thì với một lệnh cho máy tính, tôi có thể sắp xếp lại theo bất cứ tiêu chí nào. Ở ta, cho đến nay chưa có một cuốn từ điển địa danh nào giúp tra cứu địa danh xưa-nay đến đơn vị xã thôn." Tôi xem mục lục quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" do ông Ngô Đức Thọ chủ biên thì tôi hiểu ra vấn đề. Quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" sắp xếp các nhà khoa bảng theo thứ tự thời gian, mà cụ thể là theo thứ tự các triều đại ở Việt Nam, bắt đầu là triều Lý-Trần-Hồ và kết thúc ở triều Nguyễn. Đọc cáo buộc của ông Ngô Đức Thọ tôi hiểu rằng trong quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" trong tiểu sử của các nhà khoa bảng này có địa danh quê quán của các nhà khoa bảng. Song tôi muốn lưu ý một điểm: quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" không sắp xếp các nhà khoa bảng theo địa danh quê quán. Chẳng hạn tôi muốn tra Bắc Ninh có các nhà khoa bảng nào trong lịch sử thì quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" không đáp ứng được nhu cầu của tôi. Tất nhiên nếu tôi bỏ thời gian ngồi đọc từng tiểu sử của các nhà khoa bảng trong quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" tôi cũng có thể biết được Bắc Ninh có các nhà khoa bảng nào trong lịch sử Việt Nam, nhưng điều này mất thời gian và công sức. Trong khi đấy quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" lại thỏa mãn nhu cầu của tôi. Phải thấy rằng ý tưởng sắp xếp các nhà khoa bảng theo địa danh là một ý tưởng có ý nghĩa và giá trị và ý tưởng này là ý tưởng của ông Nguyễn Đình Hương. Ông Ngô Đức Thọ và cộng sự khi biên soạn quyển sách của mình đã không có ý tưởng như vậy. Việc thực hiện ý tưởng này dễ hay khó lại là một vấn đề khác, và không liên quan tới chuyện đạo văn. Ông Ngô Đức Thọ cho rằng sắp xếp theo địa danh chỉ cần một lệnh máy tính, nhưng đây lại là vấn đề kỹ thuật, không phải là vấn đề ý tưởng, và không liên quan tới chuyện đạo văn. Ngoài ra cần phải thấy rằng chỉ khi có cơ sở dữ liệu về các nhà khoa bảng ở dạng kỹ thuật số thì thao tác sắp xếp theo địa danh mới không phức tạp. Nhưng để có được cơ sở dữ liệu về các nhà khoa bảng ở dạng kỹ thuật số từ quyển sách "Các nhà khoa bảng Việt Nam" cũng phải mất thời gian và công sức chứ không phải dễ dàng có ngay lập tức. Song vấn đề chính yếu ở đây là ý tưởng và ai có ý tưởng sắp xếp các nhà khoa bảng theo địa danh? Ý tưởng chưa có ai trước đấy nghĩ ra không phải là đạo văn, mà là một sáng kiến hay phát kiến. Tất nhiên quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" đã sử dụng thông tin trong quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" để sắp xếp theo địa danh, nhưng đó không phải là đạo văn nếu trong thư mục các tài liệu sử dụng có nêu tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam". Ngoài ra cũng nên lưu ý rằng danh sách các nhà khoa bảng đã có trong sách Đăng khoa lục, và theo như ông Ngô Đức Thọ cái khó ở dịch quyển Đăng khoa lục là việc quy đổi địa danh quê quán. Quy đổi địa danh quê quán không tương đương cũng như không đồng nghĩa hay cùng loại với sắp xếp các nhà khoa bảng theo địa danh quê quán.

Tôi thấy rằng công luận cần phải nhìn nhận vấn đề đạo văn cho rõ ràng và không nên nhập nhằng các vấn đề khác nhau vào chung trong một câu chuyện. Cuối cùng tuy không thật cần thiết nhưng tôi cũng muốn tuyên bố rằng tôi không quen biết cả hai ông Nguyễn Đình Hương lẫn Ngô Đức Thọ. 

135 comments:

  1. Tôi đồng ý với ĐA về vấn đề "ý tưởng" trong quyển sách của ông Hương. Nhưng tôi lưu ý điểm này, địa danh tiếng Việt thời nay (được sử dụng trong cả 2 quyển sách) đã được ông Thọ qui đổi từ địa danh cổ tiếng Hán hoặc Nôm. Rõ ràng chuyện này ông Hương là người thụ hưởng và sử dụng nó, chứ kg phải là người qui đổi. Khi đó vấn đề sắp xếp theo ý tưởng lấy địa danh làm chuẩn chỉ còn mang ý nghĩa có thay đổi theo cách thể hiện mới mà thôi.

    ReplyDelete
  2. Nếu sử dụng khái niệm "đạo văn" một cách chặt chẽ thì có lẽ bác đúng. Nhưng cũng cần phải xem xét cụ thể về việc có đưa nguồn đầy đủ không và câu chữ trong sách của ông Hương thế nào, có lấy y nguyên từ sách của ông Thọ hay không. Nếu như phần về TS nho học của ông Hương chỉ khác ông Thọ về đề mục (ông Hương sắp xếp theo địa danh, chia làm nhiều đề mục, còn ông Thọ sắp xếp theo năm đỗ đạt chẳng hạn) còn thì giống y hệt về câu chữ cho từng vị TS thì vẫn là đạo văn.

    Nhưng ngay cả khi không phải là đạo văn theo nghĩa hẹp nhất của từ này thì có vẻ như công trình của ông Hương cũng có rất ít tính sáng tạo. Tất nhiên, như bác nói thì đây là 1 vấn đề khác nhưng cũng nên đặt câu hỏi, nếu ông Hương không phải thuộc giới quan chức-trí thức cao cấp thì 1 cuốn sách kém chất lượng và sai kiến thức cơ bản liệu có được NXB Giáo dục cho in và Phó Thủ tướng viết lời đề tựa không?

    Nhận xét của bác ở đoạn này "Ông Ngô Đức Thọ có nêu ra vấn đề sai kiến thức cơ bản của ông Nguyễn Đình Hương và như vậy là đã đánh tráo hay nhào trộn vấn đề đạo văn với vấn đề chất lượng quyển sách, làm rắc rối vấn đề và có thể tạo ra những ngộ nhận không cần thiết ở người đọc" có thể cũng hơi nặng nề. Ở đây, ông Thọ nêu ra hai vấn đề trong cuốn sách của ông Hương là đạo văn và sai kiến thức cơ bản. Chưa có căn cứ gì để bảo việc ông nêu ra hai vấn đề đó là để "đánh tráo" hay tạo ra ngộ nhận ở bạn đọc. Hơn nữa, bài viết của ông Thọ là trên blog cá nhân của ông ấy nên nó có thể hơi lộn xộn; ông Thọ có lẽ đã không sắp xếp, trình bày các luận điểm ông nêu về cuốn sách của ông Hương một cách chặt chẽ mà viết theo kiểu nghĩ đến đâu, viết như thế. Nhưng vì thế mà cho rằng ông đang đánh tráo hay nhào trộn các vấn đề với nhau thì tôi thấy cũng hơi có tính quy kết.

    ReplyDelete
  3. Bác Linh, tôi căn cứ theo bài báo với tiêu đề "Nguyên hiệu trưởng một trường đại học bị tố “đạo văn”" của báo Pháp luật TPHCM, trong đấy trình bày 2 đề mục in đậm: đảo lộn thứ tự và sai kiến thức cơ bản. Tiêu đề bài báo cũng như mấy lời mào đầu không đề cập về chất lượng quyển sách.

    Tôi cũng lưu ý là danh sách các nhà khoa bảng, tên, quê quán đều có nguồn gốc từ sách Đăng khoa lục, và quyển sách này ai cũng có quyền dịch, không có chuyện độc quyền dịch ở đây, và thực chất là dịch chỉ gần như là phiên âm như ông Thọ có nói. Ngoài chuyện dịch ra, đóng góp của nhóm ông Thọ là quy đổi địa danh từ địa danh cổ sang địa danh hiện nay. Đóng góp này của nhóm ông Thọ ai cũng có quyền sử dụng vì nó đã được công bố miễn là có nêu ra trong phần sách tham khảo.

    ReplyDelete
  4. Tôi mới tìm ra quyển Đại Việt lịch triều đăng khoa lục từng được dịch và xuất bản dưới thời Việt Nam Cộng hòa trước đây.

    ReplyDelete
  5. Tôi không đọc 2 cuốn sách liên quan của ông Hương lẫn ông Thọ nên không dám lạm bàn, nhưng cứ như những gì ông Thọ viết trên blog của mình, và giả định những điều đó là đúng sự thật thì tôi không hiểu ĐA đọc ông Thọ thế nào mà lại cho rằng ông Thọ "đã đánh tráo hay nhào trộn vấn đề" (ĐA rất thích quy kết. Như vậy là không nên, nên bỏ).

    Ông Thọ chỉ rất rõ chỗ nào ông Hương lấy của ông Thọ. Những chỗ khác (những chỗ của ông Hương), ông Thọ cho là sai kiến thức hoặc không có giá trị. Nói gọn, ông Thọ cho rằng sách của ông Hương, ngoài phần lấy của ông Thọ, chỉ đáng vứt vô sọt rác (Ông Thọ có thể cũng quá lời).

    Còn việc ĐA cho rằng ông Hương có ý tưởng phân loại và xắp xếp các nhà khoa bảng VN theo địa danh thì thật tầm bậy. Một hệ thống thông tin có thể được phân loại và xắp xếp theo các tiêu chí khác nhau tùy theo mục đích mà người ta hướng tới. Chuyện này con nít cũng biết. Sách in của ông Thọ không thể vừa phân loại và xắp xếp các nhà khoa bảng theo triều đại, vừa phân loại và xắp xếp các nhà khoa bảng theo địa danh, trừ khi ông Thọ làm thêm một cuốn sách nữa, hoặc tăng gấp đôi số trang sách hiện có của mình. Nếu nói ông Hương có ý tưởng phân loại và xắp xếp các nhà khoa bảng theo địa danh thì tôi đây ngồi một chỗ vẫn có thể cho ra một đống ý tưởng, chẳng hạn phân loại và xắp xếp theo giới tính, theo tuổi tác, theo thành phần xuất thân, theo dòng họ... Ô hô, vô khối. Cái nào cũng cần hết!!!

    Tất nhiên ông Hương vẫn có phần của mình, nếu như ông có công ngồi "gõ vi tính" đống dữ liệu của ông Thọ. Nhưng chuyện này khác, và có thể [?] ông Thọ đã "số hóa" dữ liệu của mình trước đó rồi.

    P/s: Bên bài mới nhất trong loạt bài đấu tố Công giáo của ĐA có người nghi vấn về văn phong của ĐA. Đúng là văn phong của ĐA có vấn đề thật. Chẳng hạn một đoạn ngắn dưới đây:

    "Trước tiên tôi thấy rằng cần phải phân biệt rạch ròi chuyện đạo văn với chất lượng của quyển sách. Nếu quyển sách có những chỗ viết sai, viết chưa đúng thì vấn đề này hoàn toàn độc lập với vấn đề đạo văn. Ông Ngô Đức Thọ có nêu ra vấn đề sai kiến thức cơ bản của ông Nguyễn Đình Hương và như vậy là đã đánh tráo hay nhào trộn vấn đề đạo văn với vấn đề chất lượng quyển sách, làm rắc rối vấn đề và có thể tạo ra những ngộ nhận không cần thiết ở người đọc. Kiến thức cơ bản của ông Nguyễn Đình Hương về chữ Nôm, về khoa cử hay về lịch sử Việt Nam được trình bày trong quyển sách hoàn toàn độc lập và không có liên quan gì tới với vấn đề đạo văn. Chuyện này phải minh bạch, chuyện nào ra chuyện đấy".

    Chuyện đạo văn và chất lượng văn là 2 chuyện hiển nhiên khác nhau, không cần nhấn mạnh, cũng chẳng cần dài dòng (khác nhau như chuyện ăn cắp với chuyện học dốt vậy). Thêm nữa: "Kiến thức cơ bản của ông Nguyễn Đình Hương về chữ Nôm... hoàn toàn độc lập và không có liên quan gì tới với vấn đề đạo văn". "Hoàn toàn độc lập" và "không có liên quan gì" là tương đương, là một, cái này không bổ sung cái kia nên không thể "và" chúng với nhau được. Còn nữa, nhưng để khi có thời gian VÀ có hứng đã...

    ReplyDelete
  6. Nếu không biết thì đừng có nói và tốt hơn cả là dựa cột mà nghe. Một quyển sách có thể trình bày theo nhiều cách phân loại khác nhau bằng các bảng tra cứu khác nhau. Ngay trong sách "Các nhà khoa bảng Việt Nam" đã có 2 cách phân loại: một phân loại theo thời gian như tôi đã nói và một bảng phân loại theo thứ tự ABC. Lập thêm 1 bảng phân loại theo địa danh cũng chẳng phức tạp hơn, song cái chính là ý tưởng, không có ý tưởng thành ra như vậy.

    ReplyDelete
  7. Mà từ nay trở về sau bất kỳ ai kể cả ông Ngô Đức Thọ muốn lập bảng phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh đều phải dẫn quyển sách của ông Nguyễn Đình Hương nếu không muốn bị tố là đạo văn bởi vì đó là ý tưởng của ông Nguyễn Đình Hương.

    ReplyDelete
  8. Trích từ ĐA:"Mà từ nay trở về sau bất kỳ ai kể cả ông Ngô Đức Thọ muốn lập bảng phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh đều phải dẫn quyển sách của ông Nguyễn Đình Hương nếu không muốn bị tố là đạo văn bởi vì đó là ý tưởng của ông Nguyễn Đình Hương"
    Tôi đã lưu ý ở trên, nếu không có ông Thọ, ông Hương dựa vào cái gì để lấy ra địa danh hiện tại rồi áp dụng vào quyển sách của mình ? đừng nói với tôi là mượn trong quyển "Đăng khoa lục", ông có chắc là ông Hương biết "dịch" không ? tôi thì tin là ông Hương chưa biết "đọc" chứ không nói là "hiểu" khi xem 1 quyển sách chữ Nôm, bởi vì ông ta còn không phân biệt được chữ Nôm và chữ Hán kia mà (như dẫn chứng từ ông Thọ). Sau đó còn chuyện dịch để biên soạn(có tham khảo)ra địa danh hiện nay nữa, quá phức tạp với ông Hương (vì tôi đã xem ssách của ông Hương rồi).
    Xem ra người cần tư duy lại đó là ĐA, nếu không muốn nói là rất "hồ đồ" khi phát biểu như tôi đã trích.

    ReplyDelete
  9. Các sách Lịch triều đăng khoa lục, Quốc triều đăng khoa lục đều đã được dịch trước sách của nhóm ông Thọ hàng chục năm.

    Công lao của nhóm ông Thọ là quy đổi địa danh cổ sang địa danh hiện nay. Bất kỳ ai đều có quyền sử dụng kết quả này của nhóm ông Thọ. Đấy là nguyên tắc của khoa học, công bố kết quả nghiên cứu là để cho tất cả mọi người sử dụng. Nếu không muốn ai sử dụng thì đừng có công bố. Nếu nhóm ông Thọ không làm thì sẽ có người khác làm, đấy là quy luật của khoa học.

    ReplyDelete
  10. Vậy ĐA có thấy "trong thư mục các tài liệu sử dụng có nêu tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam"" không ? nếu không thấy thì ĐA đừng biện luận ở đây.

    ReplyDelete
  11. Tôi không có quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" nên không biết. Nhưng ở trên tôi đã viết: "...đó không phải là đạo văn nếu trong thư mục các tài liệu sử dụng có nêu tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam". Bàn luận của tôi ở đây là đã dựa trên tiền đề: trong mục các tài liệu sử dụng có nêu tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam". Tất cả các thông tin trên mạng liên quan đến vấn đề này cho đến hiện nay không thấy một thông tin nào cho biết trong thư mục có hay không quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam".

    Do dù trong thư mục quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" không có tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" thì ý tưởng phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh vẫn thuộc về ông Nguyễn Đình Hương. Và ông Hương chỉ có lỗi là sử dụng kết quả quy đổi địa danh của nhóm ông Thọ mà không dẫn chiếu mà thôi.

    ReplyDelete
  12. Theo nhu y bac Dong A thi toi co the copy toan bo noi dung blog cua bac roi sap xep lai theo tung chu de, them bot vai cho, sua doi vai cho, roi post len mot trang blog va nhan lam cua toi?

    ReplyDelete
  13. Bác lại đánh tráo vấn đề rồi. Blog của tôi là do tôi viết. Danh sách các nhà khoa bảng và lý lịch trích ngang của họ không phải do nhóm ông Thọ làm ra, mà là dịch ra từ Đăng khoa lục. Nhóm ông Thọ sử dụng Đăng khoa lục mà có để tên các tác giả của Đăng khoa lục là đồng tác giả đâu. Báo Pháp luật TPHCM dốt ở chỗ nói trích dẫn 10% thì phải đề tên đồng tác giả thì chẳng khác nào chửi chính nhóm ông Thọ.

    ReplyDelete
  14. [A, tôi không biết sách ông Thọ còn có bảng tra cứu được xắp xếp "theo thứ tự ABC" nữa. Đúng là không đọc mà bàn thì dễ lạm thật. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ khác]

    -------------------

    Chuyện ông Thọ với Đăng khoa lục là chuyện khác rồi ĐA.

    Nếu ông Hương có xin phép ông Thọ và có dẫn nguồn thì còn nói làm đ... gì nữa ĐA???

    ĐA quanh đi quẩn lại cũng là ông Hương có ý tưởng xắp xếp các nhà khoa bảng VN theo địa danh. Ừ, cứ cho đó là ý tưởng của ông Hương, nhưng như mọi người đã chỉ ra, ông Hương lấy CÁI GÌ để xắp xếp???

    Tôi đang định lấy sách của ông Thọ, làm mấy cái bảng phân loại và xắp xếp theo các tiêu chí sau: tuổi tác, giới tính, thành phần, dòng họ... rồi in thành sách và tuyên bố sách này là của mình...

    Tôi cũng đang định lấy cuốn tự điển Oxford, xắp xếp lại các từ mục theo thứ tự ABC ngược (ZYX... CBA) rồi bán bản quyền lấy tiền đi du lịch chơi...

    Lập luận ĐA dạo này thảm thật.

    ReplyDelete
  15. Lại nhầm lẫn về bản quyền rồi. Nếu muốn lấy cuốn tự điển Oxford làm gì, ví dụ như làm tự điển trực tuyến chẳng hạn, thì phải xin phép vì nó có bản quyền. Nếu được cho phép thì cứ việc làm. Các quyển Đăng khoa lục đã hết thời hạn bản quyền, ai muốn sử dụng chỉ cần dẫn chiếu là đủ. Dẫn chiếu như thế nào thì tùy thuộc vào dung lượng sử dụng.

    ReplyDelete
  16. Tôi bó tay với ông TS này mất! Đăng khoa lục gì ở đây? Ông Hương có lấy từ Đăng khoa lục đâu? Ông Hương lấy của ông Thọ (theo lời ông Thọ), không xin phép ông Thọ, không dẫn nguồn của ông Thọ và ông Thọ gọi đó là ăn cắp. Có vậy thôi.

    ReplyDelete
  17. Bác trưng cho tôi xem bản thư mục quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại". Khi nào có thì hãy bàn tiếp.

    Còn nếu không có thì trưng các nguồn trên internet trong đó có nói quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" không dẫn nguồn quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam".

    ReplyDelete
  18. Ngoài ra trưng cho tôi xem một vài chỗ sao chép của quyển Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" từ quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" để xem chúng co nguồn gốc từ đâu.

    ReplyDelete
  19. Nếu "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" có dẫn nguồn quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam"

    hoặc

    Nếu "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" không sao chép từ "Các nhà khoa bảng Việt Nam"

    thì

    còn bàn làm, once again, đ... gì nữa ĐA???

    ReplyDelete
  20. Trích từ ĐA: "Ngoài ra trưng cho tôi xem một vài chỗ sao chép của quyển Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" từ quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" để xem chúng co nguồn gốc từ đâu."

    Tôi nghĩ kg cần trích dẫn hoặc trưng ra ngay bây giờ, tôi chỉ cần lấy đúng phát biểu của ĐA để làm chứng cứ.
    "Phải thấy rằng ý tưởng sắp xếp các nhà khoa bảng theo địa danh là một ý tưởng có ý nghĩa và giá trị" => xin hỏi ĐA, các địa danh này ông Hương lấy từ đâu ra ? hoặc ĐA cung cấp thêm 1 bằng chứng từ quyển sách khác đã từng chuyển đổi tên gọi địa danh cổ, đại loại như là quyển tự điển về địa danh VN cổ cũng được, để chứng minh là kg nhất thiết phải dùng quyển sách của ông Thọ.

    "Và ông Hương chỉ có lỗi là sử dụng kết quả quy đổi địa danh của nhóm ông Thọ mà không dẫn chiếu mà thôi." => đến đây chắc kg cần bàn thêm nữa phải kg ĐA ? cũng như kg cần dẫn chứng theo yêu cầu ở trên của ĐA nữa.

    ReplyDelete
  21. Đọc thế mà cũng đòi đọc. Cả cái câu "và ông Hương chỉ có lỗi..." nằm trong đoạn "dù trong thư mục quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" không có tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" thì ý tưởng phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh vẫn thuộc về ông Nguyễn Đình Hương. Và ông Hương chỉ có lỗi là sử dụng kết quả quy đổi địa danh của nhóm ông Thọ mà không dẫn chiếu mà thôi."

    [chính xác chữ "Do" đầu tiên là chữ "Cho", nhưng tôi đã gõ nhầm].

    ReplyDelete
  22. He he! Các bác bàn luận xôm quá! Bàn về khoa học chuyên ngành, về một vấn đề cụ thể, một tác phẩm cụ thể, một vụ việc cụ thể...vật mà không có cả hai cuốn sách đó trước mặt, thì tôi e là các bác sẽ chẳng đi đến đâu cả!

    ReplyDelete
  23. Bó tay với bác ĐA, bảo vệ bác Hương làm gì mà ghê thế. Trách người ta phải trưng ra hai cuốn đó rồi mới bàn tiếp, trong khi mình cũng đang "ăn ốc nói mò". Trong dịch sách, ghi tên sách trong danh mục sách tham khảo cũng chưa đủ mà còn phải chỉ rõ từng phần, từng mục nào lấy ở sách nào. Phải có dẫn giải cho người đọc biết phần ABC, lấy từ sách ABC. Nếu dịch/chép từ 4,5 quyển nào đó, đảo lộn tung các trật tự lên (theo trật tự mới của mình), cộng thêm vài phần do mình thêm vào là thành sách của mình mà ko chỉ rõ phần nào của ai, vì sao mình sắp xếp như thế thì đó vẫn là ăn cắp, là đạo văn. Nói thẳng ra, ông Hương chắc cũng còn tí liêm xỉ, cảm thấy xấu hổ (hoặc thấy khó nuốt quá, nhất là sau vụ GS Thơ vs. PGS Cúc) nên mới phải đến tận nhà ông Thọ mà hạ mình như thế. Chứ theo bản lĩnh của ĐA, tội đ.. gì phải tới nhà ông Thọ.

    ReplyDelete
  24. Tôi ăn ốc nói mò nhưng chưa ai chỉ ra được tôi nói mò ở đâu. Các nhận xét này cũng nên áp dụng luôn cho quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam".

    ReplyDelete
  25. Bác ĐA viết: "Và ông Hương chỉ có lỗi là sử dụng kết quả quy đổi địa danh của nhóm ông Thọ mà không dẫn chiếu mà thôi." Thế theo bác ĐA, lỗi này đã đủ kết luận là ông Hương đạo văn chưa?

    ReplyDelete
  26. Đọc lại comment thứ 5 trước.

    ReplyDelete
  27. Comment thứ 5 là comment của tôi, đọc làm gì ĐA?

    ----------------------

    Bác Diện nói phải, nhưng ở đây mọi người bàn về việc ông Hương có đạo của ông Thọ không dựa trên một tiền giả định đã được thừa nhận: ông Hương lấy sách của ông Thọ, xào xáo cái gì đó rồi sắp xếp lại theo ý mình, không xin phép ông Thọ, không dẫn nguồn sách ông Thọ, rồi in thành sách và cho rằng đó là sách của mình. ĐA cho rằng ông Hương không đạo sách ông Thọ vì ông Hương có ý tưởng sắp xếp theo cách không giống ông Thọ. Mọi người cho rằng ông Hương đạo sách ông Thọ vì "nguyên liệu" mà ông Hương dùng sắp xếp là của ông Thọ.

    Chuyện chỉ như vậy chứ không dám bàn đến chuyên môn sâu của vấn đề.

    ReplyDelete
  28. "Đọc lại comment thứ 5 trước comment này", tức là comment thứ 7 trước comment này.

    ReplyDelete
  29. Vấn đề là: nếu thay việc phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh bằng cách sắp xếp các nhà khoa bảng theo thứ tự thời gian (như trong sách của bác Thọ "Các nhà khoa bảng Việt Nam") thì giá trị sách của bác Hương "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" có tăng giảm gì không?

    ReplyDelete
  30. Giá trị của cuốn sách thuộc về vấn đề khác và tôi không bàn tới.

    ReplyDelete
  31. Tôi có chút kinh nghiệm tranh luận/cãi với ĐA. Không biết ĐA có ăn ốc nói mò không nhưng ĐA là chuyên gia quăng lựu đạn. Những người thiếu kiên nhẫn hay không chấp thường dễ bỏ của chạy lấy người khi tranh luận với ĐA lắm. Chẳng hạn đoạn dưới đây của ĐA:

    "Tôi cũng lưu ý là danh sách các nhà khoa bảng, tên, quê quán đều có nguồn gốc từ sách Đăng khoa lục, và quyển sách này ai cũng có quyền dịch, không có chuyện độc quyền dịch ở đây, và thực chất là dịch chỉ gần như là phiên âm như ông Thọ có nói. Ngoài chuyện dịch ra, đóng góp của nhóm ông Thọ là quy đổi địa danh từ địa danh cổ sang địa danh hiện nay. Đóng góp này của nhóm ông Thọ ai cũng có quyền sử dụng vì nó đã được công bố miễn là có nêu ra trong phần sách tham khảo"

    >>>

    Thì có ai nói là ông Hương không có quyền dịch Đăng khoa lục đâu? Ông Hương mà dịch Đăng khoa lục, thay vì lấy của ông Thọ thì còn gì nói nữa? Rồi có ai nói là ông Hương không có quyền sử dụng đóng góp của ông Thọ đâu? Ông Thọ in sách bán, người đọc bỏ tiền mua không sử dụng thì để làm gì? Rồi "miễn là có nêu ra trong phần sách tham khảo". Nếu ông Hương có nêu ra trong phần sách tham khảo thì việc gì ông Hương phải đến nhà ông Thọ?

    Đấy, chỉ một đoạn ngắn mà ĐA quăng đến 3 quả lựu đạn thì người tranh luận với ĐA chịu sao thấu...

    ReplyDelete
  32. Thôi đi ngủ đây. Mai dậy coi ĐA quăng lựu đạn tiếp...

    ReplyDelete
  33. "Đăng khoa lục" là Đăng khoa lục (bản Nôm).

    Các bác chả phân biệt Bản quyền sáng tác với bản quyền dịch thuật. Cứ cãi nhau loạn cả lên.

    Dựa vào luật mà nói.

    ReplyDelete
  34. Xin cung cấp cho bác ĐA và các bác một cuốn sách đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sắp xếp: triều đại, khoa thi, quê quán xưa nay, dòng họ,...

    Đó là cuốn Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam của tác giả Trần Hồng Đức, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

    Nguồn tham khảo của cuốn sách này rất ít (20 quyển). Nội dung chủ yếu dựa trên bản dịch và tiêu chí cuốn sách Các nhà khoa bảng Việt Nam do ông Ngô Đức Thọ chủ biên, cùng với Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi.

    Bác ĐA còn đòi hỏi gì nữa không ạ???

    ReplyDelete
  35. Thưa chú Đông A, và các cô chú khác,cháu mới 15 tuổi,chưa hiểu nhiều lắm về đạo văn hay Hán Nôm gì ạ,nhưng cháu thấy có 3 điểm cần lưu ý :
    1 là,ở lớp,cô giáo dậy Văn của cháu thường nhắc nhở chúng cháu,khi viết cái gì thì phải suy nghĩ thật kỹ và viết cho đúng và đủ rồi mới quan tâm đến hay hay không,cháu thấy bác H có vẻ chưa thuộc bài học vỡ lòng này cho lắm
    2 là mỗi khi cháu bị điểm kém,làm bản kiểm điểm,bố mẹ cháu thường hay đến nhà thầy xin xỏ giúp cháu,mỗi lần đến bố mẹ cháu cũng hay mua quà cáp...nhiều lắm ạ,cháu thấy bác H cũng có nét tương đồng với cháu
    3 là mỗi khi cháu mắc lỗi j mà biết về nhà sẽ bị ăn đòn,cháu thường giả vờ đánh trống lảng sang chuyện khác cho bố mẹ quên đi,cháu thấy chú Đông A có vẻ giống cháu khi quá tập trung vào cái chủ đề là cách trình bầy,bố cục mà quên mất vấn đề cốt lõi nằm ở công sức nghiên cứu,tra cứu các địa danh ngày xưa và ngày nay cho khớp.
    cháu xin hết!

    ReplyDelete
  36. Tôi có cảm tưởng (cảm tưởng là chủ quan) rằng ông Thọ đã bố trí máy chụp hình rất chi là kỹ lưỡng để ghi lại cuộc viếng thăm của ông Hương đến nhà ông Thọ.

    http://vn.360plus.yahoo.com/ngoducthohannom/article?mid=26

    ReplyDelete
  37. chú Mr.Do à,cháu là trẻ con mà cũng biết suy nghĩ và tìm hiểu kỹ trước khi fát ngôn.
    Trong blog của ông Thọ,sự thực là máy ảnh của ông Thọ còn bị hết pin khi ông Hương đến và ông Thọ phải "emergency fone" cho 1 cậu bạn khác mang máy ảnh đến.

    ReplyDelete
  38. Thao: "Xin cung cấp cho bác ĐA và các bác một cuốn sách đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sắp xếp: triều đại, khoa thi, quê quán xưa nay, dòng họ,...

    Đó là cuốn Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam của tác giả Trần Hồng Đức, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam."


    Đấy, đấy... Cái ý tưởng còm cõi phân loại và sắp xếp các nhà khoa bảng VN theo địa danh của ông Hương giờ cũng toi nốt...

    ------------------

    ĐA xách lựu đạn qua mấy entries mới quăng tiếp hử?!

    ReplyDelete
  39. Ý tưởng còm thì vẫn là ý tưởng, và chắc chắn hơn những người không có ý tưởng. Tôi chưa tìm được mục lục quyển "Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam" nên chưa thể bình luận được. Dù ý tưởng phân loại theo địa phương đã có người trước đấy thực hiện thì ông Hương vẫn không đạo văn sách của ông Thọ. Ông Hương chỉ không có quyền là tác giả của ý tưởng. Còn chuyện ông Hương có đạo ý tưởng của ông Trần Hồng Đức hay ý tưởng trùng hợp lại là một vấn đề khác. Chuyện nào ra chuyện đấy.

    ReplyDelete
  40. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  41. Bác Đông A mà có cuốn sách của Ông Hương trong tay thì bác đã phải sám hối về entry này từ lâu rồi!
    Bác không có cuốn ấy trong tay, làm sao bác thấy ông Hương xếp sắp địa danh như thế nào!
    Đáng thương cho bác Đông A!

    ReplyDelete
  42. Bác Diện sai rồi, vì dù ĐA có sách của ông Hương trong tay, và dù ông Hương có bê nguyên con từ sách ông Thọ thì ĐA vẫn kiên trì với lập luận rằng ông Hương không đạo ông Thọ vì ông Hương có ý tưởng sắp xếp những gì của ông Thọ theo cách riêng của mình.

    Lý lẽ của ĐA có lẽ đã đến đường cùng rồi. Đã lấy của ông Thọ thì, dù ông Hương có làm gì với cái lấy được này, thì ông Hương vẫn là người ăn cắp, không khác được. Nếu ĐA còn chút tự trọng thì nên kết thúc ở đây, không thì "Đáng thương cho bác Đông A!"[1] thật.

    [1] "Đáng thương cho bác Đông A!" là chữ của bác Nguyễn Xuân Diện :D

    ReplyDelete
  43. Tôi thấy kỳ lạ là người có sách cũng chỉ nói suông như tôi, chẳng trưng ra bằng chứng gì, và người không có sách cứ nhẵng lẵng theo comment mà chẳng hiểu để làm gì.

    ReplyDelete
  44. Chừng nào ĐA quăng hết lựu đạn thì tôi hết lẵng nhẵng theo ĐA hehe.

    ReplyDelete
  45. BéTậpIu lúc là trẻ ranh 15 tuổi, lúc là sinh viên ĐH là sao thế?

    ReplyDelete
  46. Cần gì sách ĐA? Không phải ngay từ đầu (ngay trong bài chủ) ĐA đã viết: "Tôi biết rằng bàn luận về vấn đề này mà không cần đọc hai quyển sách để đối chiếu thì thật là nguy hiểm, nhưng tôi thấy rằng vấn đề ở đây khá rõ ràng và có thể đưa ra quan điểm của mình để mọi người tham chiếu, kiểm định mà không sợ sai." sao?!

    ReplyDelete
  47. Bác ĐA định câu view hay sao mà cố đấm ăn xôi thế. Bác "tay không bắt giặc", không có sách trong tay mà bác vẫn nhận xét tá hỏa đấy thôi, trách gì mọi người. Giờ mọi người phải bám bác thêm vì bác quá...cùn. Tôi đã hỏi bác có hay không chuyện ông Hương đạo văn, bác yêu cầu tôi đọc comment 5, rồi 7. Nhưng mà tôi chờ đợi bác nói câu kiểu này: Nếu anh đọc lại comment trước (tốt nhất là trích lại, vì làm gì có số, bảo đếm mắt tôi đếm nhầm thì sao), anh sẽ thấy quan điểm của tôi (ĐA), rằng việc ông Hương lấy nguyên số liệu của ông Thọ, sắp xếp lại theo thứ tự riêng, không trích dẫn nguồn thông tin ấy từ đâu là CÓ/KHÔNG đạo văn. Đơn giản thế thôi mà, có hay không có tội đã, còn tình tiết giảm nhẹ thì bàn tiếp. Bác cứ vòng vo, mãi chẳng đi vào câu trả lời YES or NO gì cả (hay bác vẫn cố trả lời: OR).

    ReplyDelete
  48. kakaaka... tôi thật sự đuối với cái lẽ cùn của cái ông ĐA này.... tôi trích đúng 1 trong 2 câu kết luận của ông ta mà ông ta vẫn ngoan cố moi lại cái chuyện mà tôi kg bàn đến.

    * Cái tôi không bàn đến là cái này của ĐA: "Do dù trong thư mục quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" không có tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" thì ý tưởng phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh vẫn thuộc về ông Nguyễn Đình Hương"

    * Còn cái tôi bàn đến là cái này: "Và ông Hương chỉ có lỗi là sử dụng kết quả quy đổi địa danh của nhóm ông Thọ mà không dẫn chiếu mà thôi."

    ĐA quá cùn !!! ngay cả 1 câu hỏi của tôi, suốt từ đầu đến giờ ĐA vẫn lảnh tránh không trả lời "ông Hương dựa vào cái gì để lấy ra địa danh hiện tại rồi áp dụng vào quyển sách của mình ?" câu này tôi chỉ hỏi ĐA. Trả lời thì không trả lời, còn ngang ngược chụp mũ người ta, tội nghĩ ĐA mới là người "Đọc thế mà cũng đòi đọc" !!!

    Xem ra ĐA không khác gì ông Thơ, khi trả lời loanh quanh với báo Thanh Niên về vấn đề đạo văn.
    Có lẽ đúng như Rung nói: ĐA là người chuyên ném lựu đạn !! Nổ tanh bành...

    ReplyDelete
  49. Đ.A là người như thế nào thì mỗi người đều hiểu.
    Không nên dùng những lời lẽ quy chụp, làm loãng chủ đề.
    Khi tranh luận, mình thấy rất không nên phán "ông là người thế này, ông là người thế kia".

    ReplyDelete
  50. @Người Say: tôi nghĩ là tôi đã trả lời câu hỏi rồi. Đây (ở comment thứ mấy thì tự tìm lấy)

    "Công lao của nhóm ông Thọ là quy đổi địa danh cổ sang địa danh hiện nay. Bất kỳ ai đều có quyền sử dụng kết quả này của nhóm ông Thọ. Đấy là nguyên tắc của khoa học, công bố kết quả nghiên cứu là để cho tất cả mọi người sử dụng. Nếu không muốn ai sử dụng thì đừng có công bố. Nếu nhóm ông Thọ không làm thì sẽ có người khác làm, đấy là quy luật của khoa học."

    ReplyDelete
  51. @Ha Huu Nguyen: tôi không trả lời trực tiếp vì tôi chưa rõ quy định của pháp luật thế nào là đạo văn. Còn theo thông lệ của cộng đồng khoa học thì không dẫn chiếu mà sử dụng kết quả của người khác là đạo văn. Thế đã rõ chưa? Muốn tôi trả lời cái gì thì phải hỏi cho rõ. Tôi chưa bao giờ lảng tránh bất cứ vấn đề gì mà do tôi khởi xướng ra, trừ phi đấy là những thứ không đáng phải trả lời.

    ReplyDelete
  52. Ngoài lề, ông Thọ muốn chứng minh ông Hương đạo văn chẳng dễ chút nào. Tôi lấy ví dụ:

    Nguyễn Tuấn: Người xã Đại Lan, huyện Đông Yên. Nay là thôn Kim Lan huyện Gia Lâm, tp Hà Nội.

    Ông Hương hoàn toàn có thể nói rằng đoạn "Nguyễn Tuấn: Người xã Đại Lan, huyện Đông Yên" được rút từ Lịch triều đăng khoa lục. Còn đoạn quy đổi địa danh vẫn có thể cho thấy được rút từ đâu đấy [đâu đấy là đâu thì đừng có hỏi tôi].

    ReplyDelete
  53. Đây là trò quăng lựu đạn của ĐA: đang tranh luận về một điểm nào đó, khi thấy bắt đầu đuối lí, ĐA liền rút lựu đạn ném ra một chỗ nào đó. Bùm một phát. Người tranh luận với ĐA liền chạy tới chỗ có tiếng nổ, và thế là mắc mưu ĐA...

    Comment ngay ở trên của ĐA cũng là một quả lựu đạn vừa được ném ra.

    ReplyDelete
  54. Chắc bác ĐA cho rằng pháp luật ta về việc này khác thông lệ của cộng đồng khoa học? Giống kiểu vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, bọn Nhật nó xử người của nó rồi, chỉ tận tay day tận trán người của "ta" rồi mà "ta" vẫn cứ bình an vô sự (mãi tới lúc không cùn được nữa thì lại đi xử ông HNS tội khác, nhẹ hều). Phải chăng pháp luật ta văn minh ưu việt và nhân đạo hơn pháp luật quốc tế? Cũng có thể thế lắm, nhưng có nguyên nhân dễ nhìn nhất là những người cầm cân nảy mực đều hèn/kém và nhất là cực kì...cùn như bác ĐA! Thích tranh luận, nêu vấn đề, đặt tên blog là câu hỏi to đùng để rồi đến lúc này vẫn vòng vo theo kiểu "tớ đố đằng ấy có biết câu trả lời của tớ là gì".

    ReplyDelete
  55. Lần sau thì đừng có hy vọng tôi trả lời nữa. Theo hệ thống pháp luật của Việt Nam không có tội đạo văn, chỉ có tội xâm phạm bản quyền thôi. Không chỉ hệ thống pháp luật của Việt Nam mà hệ thống pháp luật các nước trên thế giới cũng như vậy. Luật bản quyền của các nước đều cho phép "trích dẫn hợp lý" (điều 107 Luật Quyền tác giả của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, điều 25 Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, điều 10 Công ước Berne).

    Tôi luôn sẵn lòng trả lời bất cứ câu hỏi nào, nhưng những người không xứng đáng thì chớ có hy vọng tôi trả lời.

    ReplyDelete
  56. Thế thì tôi nghĩ sau đây tôi xin thua bác ĐA, không dám đôi co nữa, không dám hỏi nữa vì chắc là tôi sẽ không biết hỏi (đến bác đặt câu hỏi là tựa đề blog mà tôi vẫn chưa thấy câu trả lời của bác thì tôi chắc còn lâu mới biết hỏi để được bác trả lời). Bác bảo pháp luật VN ko có tội đạo văn, thế bác nêu câu hỏi có hay không chuyện đạo văn làm cái đ.. gì? Để tôi tranh cãi bằng luật xong bác bảo luật không quy định. Tôi tranh cãi bằng lý lẽ đời bác bảo phải xem quy định của pháp luật. Thôi tôi chính thức thua!

    Tôi chỉ biết rằng ông Hương đang đọc bài của bác ĐA với bao hồi hộp và hi vọng rằng rồi đây sẽ tìm ra cách bao biện cho việc làm của mình. Hi vọng ông Hương không cay cú gì với ông Thọ về việc ông Thọ post bài phanh phui ông Hương lên blog. Có cay thì giáng đọc và học thêm tí cũng chưa muộn (65 tuổi rồi vẫn còn hám danh thế chắc cũng hiếu học, học chắc nhanh thôi). Ít ra thì cũng học được rằng trích dẫn tài liệu tham khảo là quan trọng (như ông Trần Ngọc Thơ vừa mới cay đắng nhận ra). Sau nữa là học thêm tí chữ Nôm để không bị ông Thọ lòe cho bẽ mặt nữa. Khi có chữ nôm rồi thì cứ theo bác ĐA, viết đến chỗ tên xã huyện thôi (bỏ phần quy đổi đi) thì bố ai dám kiện là ăn cắp của ông Thọ (vì ông Hương lúc đó biết đọc chữ Nôm, và lại ko ai được độc quyền dịch cuốn Đăng Khoa Lục). Muốn ăn cắp của người khác mà không bị kiện, không phải đến nhà người ta hạ mình thì chỉ có cách ấy thôi. Phó thủ tướng PGK giờ đang nghĩ gì nhỉ? Chả ai dám làm gì PTT đâu nhưng chắc ổng cũng phải dè chừng với những lần chấp bút tiếp theo kẻo bị thiên hạ nó chửi là ngu.

    ReplyDelete
  57. Này các bác! Nghĩ kỹ thì bác Đông A cũng có lý đấy chứ. Anh xây nhà bằng gạch, tôi không được xây nhà bằng gạch sao (gạch đấy lại không phải gạch của anh). Chỉ có điều tôi không được xây nhà giống hệt nhà anh thôi.
    Các bác nghĩ sao?

    ReplyDelete
  58. Hai cuốn sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1057-1919Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam đều là những cuốn sách quý. Nhưng về tầm vóc sử liệu thì cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam 1057-1919 lớn hơn nhiều. Ít công trình nghiên cứu nào công phu như cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam 1057-1919. Bản thân tác giả Trần Hồng Đức của Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam cũng thừa nhận chỉ là những nghiên cứu kế thừa cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam 1057-1919.

    Theo tôi, nhân đà biên soạn cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam, bác Ngô Đức Thọ nên ra một cuốn ăn theo Từ điển Các nhà khoa bảng Việt Nam. Nhưng thật tiếc bác Thọ không làm thế, bác còn chừa lại đất nghiên cứu, san định cho những người khác. Như vậy sẽ tạo ra nhiều cuốn sách quý khác, nhiều góc nhìn khác, nhiều phát hiện mới khác để có nhiều nhà nghiên cứu khác lưu danh sử sách.

    Tuy nhiên cũng nên nói rằng, không thể mãi "Ăn cơm mới, nói chuyện cũ" được. Giáo dục ngày nay phải đi theo hướng phát triển phù hợp, nhưng phát triển thế nào thì... tôi chịu.

    Dưới đây là một vài hình ảnh của hai cuốn sách theo yêu cầu của bác ĐA:

    Các nhà khoa bảng Việt Nam 1057-1919
    Trang bìa: http://farm5.static.flickr.com/4009/4622104260_2e7ae395ef_b.jpg
    Một trang nội dung (tr.35): http://farm5.static.flickr.com/4018/4622103978_26f1a16a7d_b.jpg
    Thư mục tài liệu tham khảo (từ tr.832 đến tr.836): http://farm5.static.flickr.com/4018/4622102018_d6ba08fe2d_b.jpg - http://farm5.static.flickr.com/4045/4621496039_7f837063e0_b.jpg - http://farm5.static.flickr.com/4022/4621496493_272e2d3726_b.jpg - http://farm5.static.flickr.com/4024/4622103238_207f7b71b9_b.jpg - http://farm5.static.flickr.com/4057/4622103608_14f827d48e_b.jpg

    Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam
    Lời nói đầu: http://farm5.static.flickr.com/4026/4621492003_85e36e1e55_b.jpg - http://farm4.static.flickr.com/3306/4621495115_063bd491e9_b.jpg
    Một trang nội dung (tr.278) địa danh xưa chú là (cũ): http://farm5.static.flickr.com/4034/4622099512_c45be6dac6_b.jpg
    Mục lục (từ tr.386 đến tr.390): http://farm5.static.flickr.com/4021/4622099004_621ed9f4f1_b.jpg - http://farm5.static.flickr.com/4041/4621493405_e175555d40_b.jpg - http://farm4.static.flickr.com/3396/4622100380_bc91f5180b_b.jpg - http://farm5.static.flickr.com/4017/4622100680_553a0d0e7e_b.jpg - http://farm5.static.flickr.com/4036/4622101020_034a04efee_b.jpg
    Tài liệu tham khảo: http://farm5.static.flickr.com/4017/4622101384_0d0dcd67fe_b.jpg

    ReplyDelete
  59. Bác Đông A sửa lại đường dẫn đến các ảnh ở còm trên rồi xóa còm này giúp em.

    ReplyDelete
  60. Cám ơn bác rất nhiều!
    Comment không sửa được, chỉ xóa được thôi.
    Bác có quyển sách của ông Hương không? Nếu có bác có thể cho chụp cho một trang trong phần có các nhà khoa bảng và phần thư mục được không?

    Tôi xem các ảnh bác chụp quyển "Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam" đâu có thấy chỗ nào có phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh? Tôi chỉ thấy phân loại theo triều đại, và theo họ.

    ReplyDelete
  61. @Ha Huu Nguyen: Nếu bạn tiếp tục chạy theo tiếng nổ lựu đạn của ĐA thì bạn thua là cái chắc!

    @kim oanh: "Anh xây nhà bằng gạch, tôi không được xây nhà bằng gạch sao (gạch đấy lại không phải gạch của anh). Chỉ có điều tôi không được xây nhà giống hệt nhà anh thôi.". >>> Người đẹp nói ngược.

    ----------------

    Xin nhắc lại, lần thứ 1000, rằng ĐA [đã] thừa nhận ông Hương lấy sách của ông Thọ, xắp xếp lại theo cách nào đấy rồi đưa vào sách của mình, không xin phép ông Thọ, không dẫn nguồn sách của ông Thọ.

    Điều ĐA không thừa nhận là: ông Hương đạo sách ông Thọ.

    Lí lẽ [duy nhất] ĐA đưa ra là: ông Hương có ý tưởng phân loại và xắp xếp [những thứ chôm được] theo một cách không giống ông Thọ.

    Mọi người cho rằng ông Hương vẫn đạo sách ông Thọ, vì dù ông Hương có làm gì với sách ông Thọ thì những thứ ông Hương có được là của ông Thọ.

    [Một bạn đưa ra ví dụ lấy các bài viết trên blog ĐA, xắp xếp lại theo cách nào đấy rồi đưa vào blog của mình. Còn tôi thì có ý định lấy 1 cuốn tự điển Oxford, xắp xếp các mục từ theo thứ tự ABC ngược rồi bán lấy tiền. ĐA la bai bải, như vậy là vi phạm bản quyền, là không được phép, phải thế này, thế kia... blah blah trong khi việc bạn ấy và tôi làm chẳng khác gì việc ông Hương làm với ông Thọ]

    ĐA nếu còn chút tự trọng của người có học nên tập trung vào những thứ tôi nêu ra ở trên, thôi ngay trò ném lựu đạn.

    Nói thêm, ngay cái "ý tưởng" phân loại và xắp xếp các nhà khoa bảng VN theo địa danh của ông Hương cũng đã được người khác làm trước đó rồi (theo bác Thao). Lại nữa, như tôi đã nói trước đây, một hệ thống thông tin có thể được phân loại và xắp xếp theo nhiều tiêu chí khác nhau tùy theo mục đích mà người sử dụng thông tin nhắm tới. Chuyện này ai cũng biết. Tôi thậm chí còn đưa ra một loat "ý tưởng" như phân loại và xắp xếp các nhà khoa bảng VN theo tuổi tác, theo giới tính, theo thành phần, theo dòng họ... [những thứ mà người khác cũng đã làm rồi, bullshit].

    ReplyDelete
  62. @ Đông A

    Đúng là "Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam" kế thừa "Các nhà khoa bảng Việt Nam 1057-1919" và chỉ có cái mới là phân loại theo họ của các nhà khoa bảng bác ạ.

    Theo ý kiến cá nhân tôi, cứ đà này ai muốn có sách nghiên cứu để "định hướng phát triển" gì đó thì:

    - Noi gương bác H, nắm vững Nghị quyết, cộng với chút công xxx, sẽ "sản xuất" sách được ngay.

    - Tranh thủ lúc bác Ngô Đức Thọ chưa ra sách "Từ điển Các nhà khoa bảng Việt Nam", ai đó có thể sắp xếp lại theo tiêu chí xxx và xuất bản ngay được một cuốn sách khác cùng loại.

    - Tiếp đó, nhân khi bác Ngô Đức Thọ chưa ra sách "Từ điển Các nhà khoa bảng Việt Nam", ai đó lấy "Từ điển Các nhà khoa bảng Việt Nam" vừa xuất bản, bổ sung một vài tác phẩm tiêu biểu của các nhà khoa bảng, một vài giai thoại hay hay vào (chả biết có thật không), làm thành sách "Từ điển bách khoa về Các nhà khoa bảng Việt Nam" dày mấy nghìn trang luôn.

    - Tiếp đó,...

    Cảm ơn bác Đông A đã có bài này, tạo cho em có nhiều ý tưởng xxx sách.

    Ghi chú: Thay xxx bằng một từ để tạo ra từ mới.

    ReplyDelete
  63. ĐA bây giờ quay sang tìm sách... bó tay.

    ReplyDelete
  64. [Tôi mất một comment, giờ tôi post lại]

    ĐA bây giờ quay sang tìm sách... Bó tay!

    ReplyDelete
  65. [Một lần nữa, comment của tôi bị mất, tôi post lại]

    ĐA giờ quay sang tìm sách... Bó tay!

    ReplyDelete
  66. Xin lưu ý là tôi đang bàn về vấn đề đạo văn, về ý tưởng mới chưa có ai trước đấy thực hiện, chứ tôi không bàn về chất lượng nghiên cứu hay chất lượng quyển sách.

    Về mặt chất lượng thì như thế này. Ý tưởng phân loại theo kiểu XXX không phải là một phát hiện hay khám phá mới. Nó chỉ có ý nghĩa thống kê và giảm tải thời gian lao động cho những ai cần phân loại kiểu XXX. Phát hiện hay khám phá mới là ví dụ như tìm ra một ông trạng nguyên hay thám hoa nào đấy mà các sách chưa đề cập tới hay ông Z cứ tưởng là trạng nguyên mà thực ra chỉ là thám hoa ...

    ReplyDelete
  67. Như vậy ý tưởng phân loại theo địa danh vẫn là ý tưởng của ông Hương. Trước ông Hương chưa có ai thực hiện ý tưởng này.

    ReplyDelete
  68. Bac Đông A có lẽ cần tìm hiểu thêm về khái niệm đạo văn. Đạo văn là: "Plagiarism is using the words or ideas of others and presenting them as your own. Plagiarism is a type of intellectual theft. It can take many forms, from deliberate cheating to accidentally copying from a source without acknowledgement." tạm dịch là "sử dụng ngôn từ hay ý tưởng của người khác và cho đó là
    của mình. Đạo văn là kiểu ăn trộm chất xám. Đạo văn có thể do cố ý hoặc vô tình không trích dẫn nguồn gốc"

    KHông ai bảo phân loại sắp xếp là đạo văn nhưng cái nội dung được sắp xếp mới là quan trọng. Nếu không có cuốn sách của bác Thọ thì ông Hương lấy gì mà sắp xếp??? Trong học thuật, chỉ cần copy cái ý tưởng đã là tội đồ của đạo văn rồi. Chỉ có những kiến thức phổ quát mà ai ai cũng biết thi người ta không cần trích dẫn. Vi dụ: 'Tổng thống Mỹ là ông Obama". Câu này không cần trích dẫn vì ai cũng biết. Còn danh sách các vị TS khoa bảng, nếu không có cuốn sách của ông Thọ thì không ai biết gì cả. Vậy những thông tin trong đó khi sử dung đương nhiên phải được trích dẫn. Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ như tiến si không học Huong mới dám bảo đó là của minh thôi bác ah

    ReplyDelete
  69. Vậy nếu tôi lấy sách của ông Thọ rồi xắp xếp các nhà khoa bảng VN theo tuổi đỗ đạt [hy vọng là chưa ai làm] thì tôi vẫn không ăn cắp sách của ông Thọ chứ ĐA?

    ReplyDelete
  70. Không có cuốn của ông Thọ thì vẫn có Đăng khoa lục các bản dịch tiếng Việt hẳn hoi để mà sắp xếp.

    Nhưng nên nhớ rằng tôi đã viết: "quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" đã sử dụng thông tin trong quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" để sắp xếp theo địa danh, nhưng đó không phải là đạo văn nếu trong thư mục các tài liệu sử dụng có nêu tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam".
    Câu viết của tôi có hẳn mệnh đề "nếu".

    ReplyDelete
  71. xxx sách như bác Thao nói để làm gì ? Nếu sách không ra gì, thế thì danh hão cũng chẳng có.
    xxx sách như vậy, liệu nxb có chịu đăng không ? Citing là rất bình thường, nhưng quan trọng là toàn bộ nghiên cứu phải có cái mới, phải có đóng góp riêng. Và trách nhiệm của nxb cũng như các editor là reject những kiểu xxx vô giá trị như vậy.

    ReplyDelete
  72. "Plagiarism is using the words or ideas of others and presenting them as your own"
    Đã trích dẫn, nêu rõ nguồn, thì không phải là "present as your own".
    Dù cho ý tưởng và đóng góp của người trước có to lớn đến đâu, đã public, thì là kiến thức chung.
    Quan trọng là sau khi trích dẫn, sẽ sử dụng kiến thức người đi trước như thế nào, và thực hiện ý tưởng cũng như lý thuyết riêng của mình như thế nào thôi.
    Về chuyện đạo văn này, nếu cái tinh túy nhất của cuốn sách bác H lại nằm trong phần trích dẫn của bác T, thì theo ý của mình, lỗi lớn nhất là ở nxb.

    ReplyDelete
  73. ĐA viết: "quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" đã sử dụng thông tin trong quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" để sắp xếp theo địa danh, nhưng đó không phải là đạo văn nếu trong thư mục các tài liệu sử dụng có nêu tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam"

    Vậy ai viết cái này "Cho dù trong thư mục quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" không có tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" thì ý tưởng phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh vẫn thuộc về ông Nguyễn Đình Hương. Và ông Hương chỉ có lỗi là sử dụng kết quả quy đổi địa danh của nhóm ông Thọ mà không dẫn chiếu mà thôi" ĐA???

    Ở trên thì "không phải là đạo văn nếu có dẫn nguồn", ở dưới thì "dù không dẫn nguồn vẫn không phải là đạo văn (mà chỉ là lỗi không dẫn chiếu)"!!!

    Vừa vừa phải phải thôi nhe ĐA!!!

    ReplyDelete
  74. Có một công cụ phần mềm sử dụng trong các trường đại học chống được nạn sao chép của sinh viên có tên là Turnitin WriteCycle tại địa chỉ này: http://turnitin.com/static/products.html.

    Theo như quảng cáo của người phát triển thì:

    WriteCycle® is the only complete, web-based solution for managing writing assignments, via multiple phases of feedback and revisions. Its three interrelated tools greatly accelerate the learning process, involving students in their own development, freeing instructors from the burden of tracking papers, and promoting critical thinking, while maintaining academic integrity.
    [WriteCycle ® là giải pháp hoàn hảo chạy trên nền web quản lý các bài viết, thông qua nhiều bước phản hồi và sửa đổi. Ba công cụ của nó cùng nhau thúc đẩy quá trình học tập một cách mạnh mẽ, liên quan đến sinh viên trong phát triển cá nhân họ, giúp sinh viên giải phóng gánh nặng của việc theo dõi các tài liệu, và thúc đẩy tư duy phê phán, trong khi duy trì tính toàn vẹn của việc nghiên cứu.]

    Các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, các thư viện mà có phần mềm này để quản lý tài liệu khoa học thì hay quá, giảm được tình trạng đạo văn hiện nay đang rất phổ biến (mà ngay cả những người trong giới học thuật cũng không tránh được).

    Tuy nhiên, điều cốt lõi của vấn đề không phải là sử dụng công cụ gì để chống đạo văn, mà là chính bản thân người nghiên cứu khoa học phải thấy xấu hổ khi đạo ý tưởng, đạo văn, đạo công trình nghiên cứu của người khác.

    ReplyDelete
  75. ĐA viết:

    Cho dù trong thư mục quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" không có tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" thì ý tưởng phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh vẫn thuộc về ông Nguyễn Đình Hương. Và ông Hương chỉ có lỗi là sử dụng kết quả quy đổi địa danh của nhóm ông Thọ mà không dẫn chiếu mà thôi.

    Rồi cũng ĐA viết:

    quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" đã sử dụng thông tin trong quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" để sắp xếp theo địa danh, nhưng đó không phải là đạo văn nếu trong thư mục các tài liệu sử dụng có nêu tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam

    Ở trên thì "ông Hương chỉ có lỗi không dẫn chiếu sách ông Thọ thôi chứ không đạo văn", ở dưới thì "ông Hương chỉ đạo văn khi không dẫn chiếu sách ông Thọ"!!!

    Vừa vừa phải phải thôi nhe ĐA!!!

    [Sao post bài cứ mất hoài vầy nè trời]

    ReplyDelete
  76. @rung: xin vui lòng cho tôi hỏi, thế nào là đánh tráo vấn đề nhỉ ?

    ReplyDelete
  77. @NguoiSay: Người nhiều chữ như ĐA chắc chắn sẽ có định nghĩa chính xác thế nào là đánh tráo vấn đề. "Đánh tráo vấn đề" lại là chữ ĐA rất thích qui kết cho người khác (trong trường hợp này là ông Thọ). Tôi thì hiểu, tất cả biểu hiện của ĐA ở entry này (bài chủ & comment) là đánh tráo vấn đề hehe.

    ReplyDelete
  78. Đánh tráo vấn đề là cái này này: "Ở trên thì "không phải là đạo văn nếu có dẫn nguồn", ở dưới thì "dù không dẫn nguồn vẫn không phải là đạo văn (mà chỉ là lỗi không dẫn chiếu)"!!!"

    Tôi cực ghét những kẻ trích dẫn bịa đặt. Tôi coi đấy là kẻ không có nhân cách.

    ReplyDelete
  79. "Lỗi không dẫn chiếu" là lỗi gì? Tôi đã trả lời (comment số mấy thì tự đi tìm lấy).

    ReplyDelete
  80. Hehe ĐA, tôi rất thích cái thẳng thắn vừa rồi của ĐA, nhưng rất tiếc ĐA lại nhầm rồi.

    Ở trên thì "ông Hương chỉ có lỗi không dẫn chiếu sách ông Thọ thôi chứ không đạo văn", ở dưới thì "ông Hương chỉ đạo văn khi không dẫn chiếu sách ông Thọ"!!!

    2 đoạn để trong ngoặc ở trên không phải trích dẫn từ ĐA, mà là cách tôi hiểu 2 đoạn trích dẫn (nguyên văn) trên nữa của ĐA. Sở dĩ tôi phải viết lại là vì ĐA viết quá dài, quăng lựu đạn quá nhiều, người thiếu kiên nhẫn khó nắm vấn đề hehe. Tuy nhiên, nhân đây cho hỏi (vì thấy ĐA bỏ lơ comment của tôi quá nhiều), 2 cách hiểu của tôi có chính xác?

    Dù sao ĐA cũng thẳng thắn trong chuyện này, phát huy nhé!

    ReplyDelete
  81. Như tôi đã nói (ở comment số mấy thì tự đi tìm lấy), tôi đã xin thua ĐA phần tranh luận, phần đặt câu hỏi để được trả lời, phần lý lẽ "sắc bén" của ĐA. Và có lẽ ĐA đã đồng ý để tôi thua nên không truy cứu tiếp. Vì vậy giờ tôi ko tranh luận gì nữa, tôi thấy bà con vui nên hóng chơi. Thấy ĐA văn phong lạ kiểu nên sẽ học ĐA tí cho vui.
    Bắt đầu nhé: Tôi cực ghét những kẻ cãi cùn, tôi coi đấy là kẻ không có nhân cách. Ông Hương có ý tưởng sắp xếp lại thông tin từ sách của ông Thọ, dù không dẫn nguồn thì chuyện có hay không đạo văn chả có gì là quan trọng, tung hỏa mù mới là mục tiêu chính của người thích tung hỏa mù. Ai thích nâng bi ông Hương thì cứ nâng. Ông Hương không hề có lỗi (ông khẳng định rằng làm gì ông phải xin lỗi http://phapluattp.vn/20100514121042846p0c1019/nguyen-hieu-truong-mot-truong-dai-hoc-bi-to-dao-van.htm). Ý tưởng của ông Hương do ông Hương nghĩ ra đầu tiên.
    HHN tôi đây trộm nghĩ, nếu ông Hương và ông Thọ đổi vị trí trong trường hợp này (ông Thọ có ý tưởng sắp xếp lại trật tự kiến thức trong sách của ông Hương, ko xin phép, ko trích dẫn nguồn gì cả) thì hẳn ĐA sẽ chửi 3 đời nhà ông Thọ lên cho mà coi (dám ăn cắp công sức của Chuyên viên cao cấp Nguyễn Đình Hương). Vậy tôi suy đoán (cứ suy, sợ gì, ĐA chả ném lựu đạn tung tóe ra đó thôi) là ĐA rất thích nâng bi bọn quan lại hám danh. Để làm gì thì ko biết (có thể để được thăng tiến chăng). Tôi biết đến ĐA blog từ Trương Thái Du tiên sinh, quả là ngưu tầm ngưu mã tầm mã (hay là 1 cây viết cho 2 blog?). Bảo vệ đám vô lại đến sức tàn lực kiệt như ĐA, TTD thì HHN tôi phải ngả mũ cúi chào, đứng xa 3 mét. Chúc ĐA tiên sinh vững bước, nhưng mà tôi quyết từ nay phải tách bạch hào khí Đông A (hào khí đời Trần) ra khỏi blog ĐA, hai cái này không thể là 1 được.

    ReplyDelete
  82. @DA: tôi không thể đồng đồng ý với ông về vấn đề này:

    "Không có cuốn của ông Thọ thì vẫn có Đăng khoa lục các bản dịch tiếng Việt hẳn hoi để mà sắp xếp."

    Vì trong quyển sách này các địa danh đều là địa danh cổ, được viết bằng tiếng Việt Nam hiện đại, do đó sẽ không mang tính phổ cập cho đại chúng, nhất là cho giới học sinh sinh viên. Chuyện này thì đã quá rõ, chỉ có giới nghiên cứu mới sử dụng sách này.(xem hình trong bài "Lịch triều đăng khoa lục" của DA)
    Khi đó nếu có sắp xếp theo địa danh thì thử hỏi DA, sẽ có bao nhiêu người tra cứu, khi mà họ không biết địa danh đó ở đâu, hoặc tìm theo địa danh hiện tại thì làm sao có để mà tra, và có chắc là sẽ chính xác (trong trường hợp bị trùng tên địa danh cũ và mới) ?
    Cũng biết là câu nói này của DA không có ý nói ông H sử dụng quyển sách này, nhưng DA nêu ra vấn đề ở đây có lẽ kg phù hợp.

    ReplyDelete
  83. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  84. Dựa vào nội dung nghiên cứu của cuốn sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1057-1919 của bác Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi cho thấy đây không phải là tác phẩm phái sinh. Khoản 8, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (số 50/2005/QH11) quy định: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

    Bác Hương nếu chỉ dựa vào bản dịch tiếng Việt các quyển sách Đăng khoa lục thì không thể có kết quả sắp xếp địa danh xưa và nay của các nhà khoa bảng trong sách của bác í được.

    Về vấn đề có hay không việc bác Hương đạo văn của bác Thọ, quan điểm của tôi như sau:

    1. Nếu bác Hương đã đưa cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam 1057-1919 vào thư mục tài liệu tham khảo trong cuốn sách của bác í thì vấn đề đã được giải quyết về mặt trích dẫn, nhưng mặt khác bác Hương cũng phải xin lỗi giới nghiên cứu vì đã trích dẫn quá nhiều làm xấu hổ giới nghiên cứu nước nhà mà bác í là đại diện tiêu biểu (TSKH cơ mà).

    Trên thực tế tôi thấy không thể có điều này xảy ra, vì nếu không bác Hương đã lên tiếng bằng những lập luận chặt chẽ rồi, vừa chứng minh sách của bác í có chất lượng, vừa đảm bảo uy tín của một nhà khoa học.

    Và điều đó dẫn đến khả năng sau đây.

    2. Bác Thọ và nhóm tác giả có thể kiện bác Hương ra toà về việc trích dẫn sách của các bác í mà không xin phép. Khả năng này là cao nhất có thể xảy ra. Nhưng đáo tụng đình không phải chuyện ngày một ngày hai mà làm rõ vấn đề ra được. E điều này làm giảm ý chí của bác Thọ và nhóm tác giả Các nhà khoa bảng Việt Nam 1057-1919.

    Tôi e rằng, cứ tranh luận thế này mà các bên liên quan (bao gồm cả chúng ta đang ở nhà của bác Đông A đây, vì biết đâu nay mai ta lại hưởng thụ "nền giáo dục hiện đại" từ cuốn sách của bác Hương) không có hành động gì, thì như nhiều vụ việc khác ở nước ta, vấn đề này sẽ lại... chìm xuồng. Bác Hương vẫn cứ ... lên hương, và bác Thọ, bác cố gắng... thọ mà theo đuổi kiện tụng.

    ReplyDelete
  85. @NguoiSay:
    Từ Đăng khoa lục vẫn sắp xếp được theo địa danh hiện nay. Quy đổi địa danh làng, xã sang địa danh hiện nay thì đúng là mất nhiều công sức. Nhưng tra cứu địa danh thuộc hàng huyện trở lên thuộc tỉnh nào hiện nay thì lại không đến nỗi phức tạp, bởi vì các sách dư địa chí đều có chép. Thậm chí có những địa danh chẳng cần tra cũng biết, như Tiên Du thì thuộc Bắc Ninh, Gia Lâm thì trước thuộc Bắc Ninh hay thuộc Hà Nội ...

    ReplyDelete
  86. Vấn đề tiếp theo, tôi muốn thử nêu lại mục đích entry này của DA xem sao nhé.

    * Ông H có "ý tưởng" mới là sắp xếp danh mục tra cứu theo địa danh.

    * Ông H "đã sử dụng thông tin trong quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" để sắp xếp theo địa danh" (quyển sách này của ông T làm chủ biên)

    * Ông H "không phải là đạo văn" - trường hợp này chỉ xáy ra khi "trong thư mục các tài liệu sử dụng có nêu tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam""

    * Ông H chỉ có lỗi là "sử dụng kết quả quy đổi địa danh của nhóm ông Thọ mà không dẫn chiếu mà thôi."

    * Vậy muốn nói ông H có đạo văn, thì phải chứng minh là quyển sách của ông H không có tên quyển sách của ông T trong danh mục sách tham khảo.

    * Và chuyện ông H vi phạm lỗi không dẫn chiếu không đủ để kết luận là ông H có đạo văn (vì nếu đủ thì DA đã kết luận rồi !!).

    Không biết tôi hiểu có đúng hay không DA ?

    Suy nghĩ của tôi thì như thế này:

    Khi bạn dẫn chiếu cho 1 câu văn, 1 đoạn văn của ai đó (có dấu "" mở, đóng cho câu đó) tất nhiên bạn sẽ nói câu văn, đoạn văn đó nằm trong quyển sách tham khảo nào, tác giả là ai. Cho dù bạn sử dụng chỉ 1 lần câu văn, đoạn văn đó thì điều chắc chắn (là bắt buộc) bạn phải nêu tên quyển sách đó trong danh mục sách tham khảo.
    Vì lý do nào đó mà bạn không nêu ra, đương nhiên bạn sẽ bị áp chế là "đạo văn".

    ReplyDelete
  87. Đọc lại comment đăng lúc 5/18/2010 4:32 PM.

    [blogspot sao không có đánh số thứ tự comment nhỉ?]

    ReplyDelete
  88. Tội nghiệp bác Say, đến giờ, sau 87 cái comment rồi, vẫn không hiểu ĐA nói gì!

    Bác không hiểu cũng phải, vì bác phải căng mắt lục lọi trong đám khói lửa mịt mù của hàng chục quả lựu đạn ĐA ném ra mà haha...

    ReplyDelete
  89. "Đọc thế mà cũng đòi đọc" !! Tôi trích dẫn cái gọi là "Đọc lại comment đăng lúc 5/18/2010 4:32 PM." có bổ sung cho đầy đủ. Đồng thời khuyến mãi thêm cho DA cái câu của ông viết trong bài chính.

    "Tất nhiên quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" ĐÃ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRONG QUYỂN "CÁC NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM" ĐỂ SẮP XẾP THEO ĐỊA DANH, nhưng đó KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠO VĂN nếu TRONG THU MỤC CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG CÓ NÊU TÊN QUYỂN "CÁC NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM"."

    "Cho dù trong thư mục quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" không có tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" thì Ý TƯỞNG phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh vẫn thuộc về ông Nguyễn Đình Hương. Và ông Hương chỉ có lỗi là SỬ DỤNG KẾT QUẢ QUY ĐỔI ĐỊA DANH CỦA NHÓM ÔNG THỌ MÀ KHÔNG DẪN CHIẾU MÀ THÔI."

    Tất cả các chữ sửa lại thành chữ in hoa trong 2 câu trích dẫn, đều nằm trong comment của tôi bên trên. DA biết điều này không ? chắc là KHÔNG nên mới bắt tôi xem lại cái comment (có sửa sai vì gõ nhầm)của mình. DA tưởng tôi sống đời hay sao mà phải đi chỉ bảo DA từng chút thế ?

    ReplyDelete
  90. @rung: đôi lúc mình cứ chăm chú chỉ bảo người ta thì nó mhư vậy đấy bác Rung ạ... thế mới đểu chứ !!!

    ReplyDelete
  91. Thế không hiểu 2 chữ "cho dù" à?

    ReplyDelete
  92. Thế không thấy chữ Ý TƯỞNG à ??

    ReplyDelete
  93. Xin nhắc các bác nhớ: Năm ngoái (2009), cũng có một sự việc đến nay chưa ngã ngũ, đó là một học giả "uy tín" cũng bị tố đạo văn của bác Ngô Đức Thọ.

    Viện trưởng Viện Hán Nôm bị nghi ngờ đạo văn?
    Trang nguồn: http://lethieunhon.com/read.php/3949.htm

    Từ vài năm nay, giới nghiên cứu Hán Nôm đã xôn xao về vấn đề bản quyền tác giả cuốn sách Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam của tác giả Trịnh Khắc Mạnh do Nxb. Giáo dục ấn hành năm 2006 (được liệt vào loại sách Tham khảo đặc biệt).Gần đây, khi Việt Nam đang gấp rút hoàn thành hồ sơ để UNESCO công nhận 82 bia tiến sĩ Văn Miếu Hà Nội là Di sản Tư liệu thế giới thì giới nghiên cứu Hán Nôm lại một lần nữa xới lên vấn đề này. Câu chuyện càng rắc rối khi ông Trịnh Khắc Mạnh, nhân vật chính là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

    ReplyDelete
  94. Bác Say trích dẫn đúng 2 đoạn mà tôi đã trích dẫn trước đó nhưng ĐA làm như không thấy.

    Thôi bác đừng nóng. ĐA không trả lời comment tôi nữa, còn mỗi mình bác. Bác mà nóng là bác "thua" ĐA như bác Nguyen đấy. Cứ đ... một cái xả xì trét rồi gí ĐA tiếp bác. Chắc anh ta cũng sắp tới đường cùng rồi hehe...

    ReplyDelete
  95. Vụ ông Trịnh Khắc Mạnh tôi có đọc, nhưng tôi không bình luận vì tôi ngờ vụ này có liên quan đến chức tước lắm. Vụ ông Hương này tôi không thấy có mùi chức tước nên tôi mới bình luận. Đấu đá ở chốn quan trường phức tạp, và sự thật rất khó nhìn và khó lần ra.

    ReplyDelete
  96. Mà tôi nhớ hồi đấy có mấy bài báo về ông Trịnh Khắc Mạnh chứ không phải là một bài.

    ReplyDelete
  97. Các bác đừng tốn công cãi nhau nữa. Tôi đã xem thư mục tham khảo cuốn "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại", trong đó có nêu tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" tương tự như ô T. có nêu tên cuốn "Đăng Khoa Lục". Nếu ô H. đạo của ô T. thì ô. T. đạo cuốn Đăng Khoa Lục... hòa cả làng.

    Công nhận là nhóm ô T có tốn công, nhưng danh sách thì vẫn là danh sách, không hơn dữ liệu thống kê sinh viên của phòng đào tạo, hay danh sách sinh viên trúng tuyển đại học. Hiện nay, cứ mỗi kỳ thi kết thúc, các báo lại "đạo" danh sách này đủ kiểu.

    Các bác có thể dừng topic này được rồi. Mặc ô. T. nếu muốn thì kiện, được thì là trời cho mà không được thì là trò chơi, đằng nào thì ô. T. cũng thành công thu hút sự chú ý của mọi người một chút. Mà chẳng chừng cả 2 ô H. T. đã bàn nhau để trở thành người nổi tiếng rồi huề cả làng.

    ReplyDelete
  98. @ bác Chong
    Cảm ơn bác đã cung cấp thông tin. Nếu bác có cái ảnh chụp Thư mục tài liệu tham khảo cuốn "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" thì tốt quá.

    Còn cái đoạn thứ 3 trong còm của bác ở trên không đúng đâu. Tôi có một số tác phẩm của bác Thọ, qua đó tôi tin rằng bác Thọ là một nhà nghiên cứu văn bản học Hán Nôm uyên thâm, có tinh thần làm việc khoa học nghiêm cẩn. Trong giới nghiên cứu Hán Nôm, bác đã nổi tiếng rồi, mà nổi tiếng thực sự, bác Thọ đâu cần phải đánh bóng tên tuổi như ai đó làm gì.

    ReplyDelete
  99. Để tôi kiếm cái scan rồi post ảnh cho các bác xem.

    Tôi chẳng biết bác T. nổi tiếng thế nào, nhưng lời lẽ có vẻ quá khích và không xứng tầm một nhà khoa học lớn khi tranh chấp tác quyền với đồng nghiệp. Chuyện tranh chấp tác quyền là chuyện rất bình thường, giống như bài quốc ca còn có người tranh chấp. Vấn đề là người trong cuộc ứng xử với nhau như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao. Dùng thông tin một chiều để bôi nhọ người khác cũng giống như kết án mà chưa điều tra.

    Bà ĐỖ THỊ TÂM, phụ trách Trung tâm Thông tin hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám có nói "Khi bác Hương xin đọc tài liệu ở phòng Nghiệp vụ, có hỏi giám đốc trung tâm rằng trong hai cuốn sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919 của PGS-TS Ngô Đức Thọ thì nên tham khảo cuốn nào cho chuẩn." Điều này có nghĩa là ô H. đang đi tra cứu quyền này một cách công khai và chẳng qua đến nhà ô T. để hỏi thông tin cho đúng thôi.

    Là người khác, ô T. có thể chia sẻ thông tin, vì đó cũng chỉ là danh sách TS, quê quán. Còn quyển sách của ô T. còn đầy đủ tiểu sử chẳng mất đi giá trị mà chỉ tăng thêm. Giống như khi doanh nghiệp đi tuyển dụng người ta thấy danh sách sinh viên, quê quán người ta sẽ muốn biết thêm điểm quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nên vẫn phải tìm đến phòng đào tạo.

    Tương tự như vậy Ngân hàng Thế giới có thể cung cấp danh sách các nước + profile về điều kiện kinh doanh. Một người lấy danh sách các nước chia theo châu lục mà bị nói là "đạo" các bác có chấp nhận được không.

    Chẳng qua danh sách tiến sỹ quá dài, nên nói phóng đại lên là "đạo" 350 trang mọi người nghe thấy khiếp. Danh sách này in đầy ở khắp nơi. Tôi thì tôi sẽ tống hết vào phụ lục.

    ReplyDelete
  100. Các bác vào đây xem danh sách đủ các kiểu:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%A1i:Thi_c%E1%BB%AD_Nho_h%E1%BB%8Dc

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_tri%E1%BB%81u_khoa_b%E1%BA%A3ng_l%E1%BB%A5c

    http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3ng_nh%C3%A3n

    Đã là dữ liệu thống kê thì có hàng trăm cách để khai thác và khai thác co liệt kê tham khảo nguồn là đầy đủ. Và đã là dữ liệu thì không thể sửa, để tránh "đạo" chỉ có thể sửa tên các tiến sỹ. Chắc cách làm hay nhất là phiên âm từ chữ nho ra tiếng Việt giống như Ngân hàng Thế giới phiên âm tên nước ra tiếng Việt xong giữ bản quyền.

    ReplyDelete
  101. Xin bổ xung, cái mà ô T. gọi là "lý lịch trích ngang" chỉ có tên và quê quán Tiến sỹ. Hết. Đều là những thứ không thể sửa và điều chỉnh được.

    Các bác có thể sắp xếp lại các mục trong blog này theo tên người post, không kèm theo nội dung viết bên trong:

    Đông A said... 5/15/2010 3:00 PM
    Đông A said... 5/17/2010 6:35 PM
    Đông A said... 5/17/2010 11:39 PM

    Yên tâm, không ai nói các bác đang "đạo" văn đâu. Ô T. có thể sửa thành là "đạo" danh sách, đạo thứ tự.

    Bây giờ đã có người công bố thứ tự từ 1-100, ai mà xếp lại thành 1,11,21...91; 2,12, 22...92; không kèm theo nội dung bên trong, tôi sẽ kiện là "đạo" số.

    ReplyDelete
  102. Dear chong,

    Tất nhiên, việc xác định ông Hương có đạo văn của ông Thọ không không thể không có các tư liệu bác đã cất công tra cứu và công bố, nhưng trong phạm vi tranh luận ở đây thì các tư liệu ấy là không cần thiết [?].

    Phải nói ngay, tôi không care chuyện ông nào đạo ông nào vì với tôi, ông Hương và ông Thọ chỉ khác nhau cái tên. Tôi cũng không care chuyện đạo văn, vì theo tôi xã hội VN đã nát như tương rồi, chuyện đạo văn cũng không làm cho nó nát thêm nữa.

    Tôi chỉ lấy làm kì quặc với quan niệm của ĐA rằng, ông Hương tuy sử dụng sách ông Thọ, không xin phép và không trích nguồn ông Thọ, nhưng ông Hương vẫn không đạo văn ông Thọ bởi ông Hương có Ý TƯỞNG phân loại và sắp xếp những thứ lấy của ông Thọ theo cách mà ông Thọ không làm. Đây là những gì ĐA đã viết ngay từ đầu, trong bài chủ:

    "Tôi biết rằng bàn luận về vấn đề này mà không cần đọc hai quyển sách để đối chiếu thì thật là nguy hiểm, nhưng tôi thấy rằng vấn đề ở đây khá rõ ràng và có thể đưa ra quan điểm của mình để mọi người tham chiếu, kiểm định mà không sợ sai"

    Xin nói lại, lần thứ 1001, rằng tiền đề ông Hương sử dụng sách ông Thọ không xin phép và dẫn nguồn là tiền đề đã được các bên tranh luận thừa nhận ngay từ đầu, xin không "đánh tráo" (chữ ĐA rất thích dùng). Dưới đây là những gì ĐA đã viết:

    "quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" đã sử dụng thông tin trong quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" để sắp xếp theo địa danh, nhưng đó không phải là đạo văn nếu trong thư mục các tài liệu sử dụng có nêu tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam"



    "Cho dù trong thư mục quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại" không có tên quyển "Các nhà khoa bảng Việt Nam" thì ý tưởng phân loại các nhà khoa bảng theo địa danh vẫn thuộc về ông Nguyễn Đình Hương. Và ông Hương chỉ có lỗi là sử dụng kết quả quy đổi địa danh của nhóm ông Thọ mà không dẫn chiếu mà thôi"

    ĐA nếu còn chút liêm sỉ, đừng quanh co, đừng lẩn tránh, đừng quăng lựu đạn mà tập trung vào những thứ tôi nêu ở trên.

    ReplyDelete
  103. Bác Chong cố gắng chụp một trang trong phần có danh sách các nhà khoa bảng và phần danh mục trong quyển "Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại". Bác dùng máy ảnh chụp cũng được. Nếu có hai thứ này tôi sẽ viết tiếp một entry nữa về thói a dua và mặc cảm dòng chính của người Việt.

    ReplyDelete
  104. Bác rung ạ, bác đừng cất công lật lại giả định làm gì. Tôi sẽ scan và post cho các bác. Thông tin dưới đây là facts and figures:

    1. Trong danh mục sách tham khảo của ô H. có tên sách của ô T.
    2. Phần "văn đạo" là một phần danh sách TS từ cổ tới kim vì sách của ô T. chỉ có tới 2019, sách của ô H. liệt kê tới hiện tại. Và danh sách chỉ có tên, quê quan, không kèm theo tiểu sử thành tích.

    Mọi người đều có quyền sử dụng tên các nước phiên âm sang tiếng Việt và chia theo kiểu gì thì chia. Không phải nói rằng tôi đã có công phiên âm sang tiếng Việt và xác định Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở châu Á hay châu Âu, nên anh không được quyền dùng lại. Nếu không muốn người khác dùng lại thì đừng công bố.

    ReplyDelete
  105. OK, tối tôi sẽ chụp ảnh cho bác rung.

    ReplyDelete
  106. @chong: bác cứ làm việc của bác, tôi không tham gia, vì Hán Nôm, lịch sử, văn hóa không phải chuyên môn của tôi. Tôi chỉ tiếc là bác, thay vì làm rõ những tranh luận đang diễn ra ở đây, lại đi quăng lựu đạn tiếp tay cho ĐA [ĐA hẳn sẽ biết ơn bác nhiều lắm haha].

    @ĐA: đến 12 giờ trưa nay, giờ VN, nếu ĐA không trả lời comment trên của tôi, tôi sẽ kết thúc tranh luận ở đây. Và tất nhiên tôi sẽ có kết luận về con người ĐA cho riêng mình.

    ReplyDelete
  107. Cám ơn bác Chong trước!

    ReplyDelete
  108. Có thật việc quy đổi địa danh quê quán của ngót 3.000 tiến sĩ từ địa danh cổ ra địa danh bây giờ là của nhóm bác Thọ không? Bác Hương nếu không tự quy đổi địa danh quê quán của ngót 3.000 tiến sĩ từ địa danh cổ ra địa danh bây giờ mà chép từ sách bác Thọ thì cũng nên có vài lời tiểu di với bác Thọ. Chuyện có gì đâu mà ầm ĩ.

    ReplyDelete
  109. Tôi thấy ô H. đã cất công tới nhà ô T. để hỏi về thông tin trong cuốn sách của ô T. hẳn là có thịnh tình. Còn nếu muốn "ỉm" đi để chép thì không ai mò tới nhà làm gì.

    Hơn nữa, nguồn thông tin hoàn toàn là danh sách, có thể tham khảo từ nhiều nguồn, và cuốn của ô T. tổng hợp khá đầy đủ nền trùng nhiều. Ai dám cam đoan là nhóm ô T. không chép từ cuốn "Lịch triều đăng khoa lục" mà bác ĐA nêu tên vì cũng có rất nhiều thông tin trùng lắp. Sự trùng lắp lại càng rõ ràng vì nó chỉ là "danh tính" và "quê quán".

    Tôi dịch từ tiếng Anh "a book" sang tiếng Việt, chắc 99/100 người biết tiếng Anh sẽ dịch là "quyển sách", may ra có thể sửa thành "cuốn sách" là cùng. Tranh chấp kiểu này, tranh cả ngày.

    ReplyDelete
  110. Bác vẫn chưa tìm hiểu thấu đáo nguồn gốc của tranh chấp.

    Xin đi ngoài lề một tí.

    Hiện nay, tàng bản Hán Nôm của Việt Nam còn rất ít. Theo thống kê gần đây, Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện đang lưu giữ trên 20.000 đầu sách Hán Nôm (trong đó có tài liệu Nôm của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, ...), hơn 48.000 đơn vị thác bản văn khắc Hán Nôm (trong đó có những thác bản văn bia của dân tộc Champa) như bia đá, chuông đồng, khánh, biển gỗ, ... từ thời Lý thế kỷ XI đến thời Nguyễn thế kỷ XX). Đó toàn là những tư liệu quý.

    Ngoài ra cũng có những tư liệu Hán Nôm hiện đang được lưu giữ ở các cơ quan khác ngoài Viện Nghiên cứu Hán Nôm, như: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Viện Sử học, Thư viện Viện Văn học,... và trong dân gian.

    Bên cạnh đó, các bản dịch tiếng Việt đã xuất bản rất ít (kể cả các bản dịch thô chưa có chú giải cũng ít) do đội ngũ nghiên cứu Hán Nôm quá mỏng, hoặc bản dịch chưa có chú giải, hiệu đính hội đủ điều kiện để xuất bản.

    Nói về Đăng khoa lục. Không chỉ có một cuốn Đăng khoa lục mà bác Đông A đã giới thiệu, mà có hàng chục cuốn cả Hán và Nôm.

    Phần lớn việc san định sách Hán Nôm phải là những người có trình độ uyên thâm thực hiện. Cùng với việc dịch, chú giải, giới thiệu tư liệu với độc giả, các nhà nghiên cứu Hán Nôm, đặc biệt là những người trong ngành văn bản học như bác Thọ, có xuất bản những tác phẩm dạng như Các nhà khoa bảng Việt Nam, là loại sách không phải phái sinh từ sách gốc, không chỉ đơn thuần là dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, hay phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Nói vậy để bác hiểu công lao của bác Thọ.

    Mong bác thấu hiểu vấn đề. Nếu mọi người không hiểu, loạn học thuật thì sẽ sinh ra loạn cả về văn hóa, các khái niệm bị đánh tráo đồng thau lẫn lộn hết.

    ReplyDelete
  111. Xin lỗi. Tôi quên mất.

    Cái còm trên dành tâm sự với bác chong@...

    ReplyDelete
  112. @Александр: trước sách của ông Thọ cũng có một số sách về danh nhân (không nhất thiết là khoa bảng) có quy đổi địa danh cổ sang địa danh hiện nay ("hiện nay" có nghĩa là thời điểm sách xuất bản hay trước đấy một chút) ví dụ Lược truyện tác gia Việt Nam do Trần Văn Giáp chủ biên, Việt Nam danh nhân từ điển của Nguyễn Huyền Anh ...

    ReplyDelete
  113. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  114. Sorry, các bác vào đây xem tạm.

    http://chonglamquyen.blogspot.com/2010/05/tai-lieu-tham-khao.html

    Trình độ công nghệ có hạn chế

    ReplyDelete
  115. @Thao: tôi thấy quyển Các nhà khoa bảng Việt Nam là một tác phẩm phái sinh, tuy không phải là từ một quyển mà là từ nhiều quyển. Cấu trúc của sách có thể nói theo như thứ tự của Lịch triều đăng khoa lục và Quốc triều đăng khoa lục. Nếu nói là tác phẩm sáng tạo thì sáng tạo ở chỗ nào, có chỗ nào mà các sách trước đấy chưa có? Chính vì vậy mà ông Thọ không đề tên tác giả, chỉ đề là chủ biên.

    Tôi thấy kỳ lạ là sách của ông Thọ không đề các bản dịch Đăng khoa lục có từ trước trong thư mục. Nếu như không biết có các bản dịch từ trước thì hỏi trình độ nghiên cứu của nhóm ông Thọ về tài liệu trong lĩnh vực nghiên cứu của mình như thế nào? Mà nếu như có biết mà lại không đưa vào thư mục thì thử hỏi đạo đức khoa học như thế nào?

    Có một chi tiết từ hồi bài báo về vụ ông Trịnh Khắc Mạnh tôi thấy thú vị là sách của ông Thọ đã viết sai quê quán của Kiều Văn Bá là xã Đông Ma (đúng là Đông Sàng). Tôi có thể đoán là chữ "ma", chữ "sàng" viết gần giống nhau, nhưng tôi xem quyển Lịch triều đăng khoa lục bản chữ Hán thì phần ông Kiều Văn Bá không đề tên xã, chỉ có tên huyện. Văn bia đề danh tiến sĩ ở Văn miếu cũng không ghi tên xã. Nguồn gốc tên xã này ở đâu ra tôi thấy cũng hay.

    ReplyDelete
  116. Cám ơn bác Chong. Hóa ra ông Hương có đưa vào thư mục không những quyển Các nhà khoa bảng Việt Nam, mà cả quyển Văn miếu Quốc tử giám cũng do ông Thọ chủ biên.

    Tôi không hiểu ông Thọ muốn gì nữa? Muốn đồng tác giả chăng?

    ReplyDelete
  117. Nói chung cũng tào lao cả, chắc gì nhóm ô. Thọ đã quy địa phương đúng:
    http://www.talawas.org/?p=1334
    b. Đọc sai chữ trên địa đồ

    Ở phần I.b., tại vị trí mà ông Thọ đánh số 2 trên bức ảnh thứ 3 trong bài viết của ông Thọ, tức 5 chữ trong ô vuông phía góc dưới phải, được phối hợp đọc/đoán là Tiểu Nữ Bối hải khẩu. Thật ra, 5 chữ này đọc đúng là: Tiểu Trường Sa hải khẩu, 5 chữ này khá rõ không có gì phải đoán nhiều như ông Thọ diễn tả.

    Đối với 5 chữ này ông Thọ đọc được 3 chữ, và trong 3 chữ đọc được lại đọc sai một chữ, tức chữ Trường hóa ra chữ Nữ. Tiếp theo ông Thọ lại dùng phép đoán rất lạ để đọc thành Tiểu Nữ Bối hải khẩu, và dùng phép dịch cũng rất lạ để chuyển nghĩa Tiểu Nữ Bối hải khẩu thành ra Cửa Eo. Nghĩ đơn giản thì eo là eo, lưng là lưng [Eo= yêu; Lưng = Bối]. Mỗi chữ đều có nghĩa chữ Hán riêng biệt, làm sao mà sờ soạng lẫn lộn vậy được.

    Về cách đọc sai của ông Thọ, rất nhiều độc giả có thể kiểm chứng vì có văn bản đối chiếu nên không tranh luận lôi thôi. Chúng tôi chỉ gợi ý với ông Thọ rằng, về sau này, khi đoán địa danh lịch sử trên các địa đồ cổ, ông nên đọc rộng về sách lịch sử địa lý, nơi mà chắc hẳn sẽ có sự tương quan gần đối tượng hơn tục ngữ ca dao hoặc thành ngữ, dạng như “thắt đáy lưng eo” (đúng ra phải là “lưng ong”) mà ông Thọ đề xuất.

    Cũng toàn thầy bói đoán voi cả

    ReplyDelete
  118. Khà khà... như đã dự đoán, ĐA không phản hồi. Tôi kết thúc tranh luận [?] với ĐA về quan niệm hết sức nhảm nhí của ĐA ở đây.

    ------------------

    Giờ sang chuyện khác, cái nào ra cái đấy hehe. Có thực là ông Hương đạo sách của ông Thọ không?

    Bác chong có vẻ có tư liệu trong tay nên có lẽ bác là người có thẩm quyền nhất để trả lời câu hỏi trên. Tuy nhiên tôi cũng liều mạng một phen, phần vì rảnh, phần vì kết quả thế nào với tôi không quan trọng.

    "Tôi thấy ô H. đã cất công tới nhà ô T. để hỏi về thông tin trong cuốn sách của ô T. hẳn là có thịnh tình. Còn nếu muốn "ỉm" đi để chép thì không ai mò tới nhà làm gì"

    Tôi lại chưa thấy cái thịnh tình của ông Hương. Đọc bài trên blog của ông Thọ, dễ có cảm giác là ông Hương sợ cây kim trong bọc sớm muộn gì cũng có ngày lòi ra, nhất là sau vụ ông Thơ và bà Cúc, nên chủ động đến gặp ông Thọ để "có gì thầy tha cho con". Nếu ông Hương là người ngay thẳng mắc gì ông Hương lại phải tò ra "thịnh tình", thậm chí hạ mình với ông Thọ? Không phải ông Hương "ỉm" đi để chép mà ông Hương nhắm "ỉm" không xong!!!

    "Hơn nữa, nguồn thông tin hoàn toàn là danh sách, có thể tham khảo từ nhiều nguồn, và cuốn của ô T. tổng hợp khá đầy đủ nền trùng nhiều. Ai dám cam đoan là nhóm ô T. không chép từ cuốn "Lịch triều đăng khoa lục" mà bác ĐA nêu tên vì cũng có rất nhiều thông tin trùng lắp. Sự trùng lắp lại càng rõ ràng vì nó chỉ là "danh tính" và "quê quán""

    Không ai dám cam đoan là ông Thọ không chép từ "Lịch triều đăng khoa lục" nhưng cũng không ai dám khẳng định ông Thọ chép từ "Lịch triều đăng khoa lục". Tuy nhiên, theo ông Thọ và nhiều người khác, giá trị cuốn sách của ông Thọ nằm ở chỗ qui đổi từ địa danh cổ sang địa danh hiện nay. "Lịch triều đăng khoa lục" không làm chuyện này và theo lời ông Thọ, xưa nay chưa từng có công trình nào làm chuyện qui đổi địa danh đến đơn vị cấp xã, thôn. Hơn nữa, đây là chuyện giữa ông Thọ và "Lịch triều đăng khoa lục". Chuyện này không liên quan đến chuyện ông Hương có đạo sách ông Thọ không. Rõ ràng ông Hương phải chứng tỏ được việc qui đổi địa danh trong sách ông Hương là do ông Hương làm. Có khó cho ông Hương quá không, tôi không biết.

    "Tôi dịch từ tiếng Anh "a book" sang tiếng Việt, chắc 99/100 người biết tiếng Anh sẽ dịch là "quyển sách", may ra có thể sửa thành "cuốn sách" là cùng. Tranh chấp kiểu này, tranh cả ngày"

    Một ví dụ không chuẩn. Chuyển từ địa danh xưa ra nay không giống với việc dịch "a book" sang "cuốn sách" hay "quyển sách".

    ReplyDelete
  119. Tôi cũng đoán liều thôi, qui đổi địa danh xưa sang nay chính xác hoàn toàn là điều không thể. 3000 ông khoa bảng, 3000 cái địa danh xưa, ông Thọ qui đổi đúng được bao nhiêu?

    Cho dù ai đó có thể qui đổi địa danh chính xác thì địa danh ngày nay của mấy ông TS xưa vẫn sai như thường. Chẳng hạn, ông TS A sinh ở làng X xưa, nhưng 1/2 làng X xưa là làng M nay, 1/2 còn lại thuộc làng N nay. Vậy ông TS A thuộc làng nay nào? Để có được địa danh nay chính xác của ông TS A, không có cách nào khác là phải xác định chính xác ngôi nhà mà ông TS đó sinh ra!!! 3000 ông, 3000 địa danh xưa, ai làm được chuyện này???

    @ĐA: cho dù ông Hương có đưa sách ông Thọ vào thư mục cũng phải xem việc đưa vào đó có đầy đủ và thích hợp không đã. Không có văn bản, không nói được gì!

    ReplyDelete
  120. hic! tôi nghĩ có đưa bằng chứng gì ra đây đi nữa, các bác cũng không bao giờ thay đổi quan điểm khi các bác bắt đầu tranh luận đâu.

    @rung: tôi không nói chuyện dịch một từ tiếng Anh ra tiếng Việt, ý tôi là nếu quy chiếu ra 21°2′Vĩ bắc 105°51′Kinh Đông là Hà Nội. Thì 100 ông quy chiếu ra vẫn phải là Hà Nội. Không thể làm khác được. Nhóm ô T. mất công, mất sức thì được người khác tham khảo, trích dẫn, đó là mục đích lớn nhất của người nghiên cứu. Còn thấy công trình của mình quý quá không muốn ai dùng thì đừng công bố. Nhiều công trình còn giá trị hơn nhiều, cũng chỉ mong được sử sách lưu danh.


    Túm lại là các bác nên dừng lại ở đây cho đỡ tốn thời gian.

    @Thao: Đúng như bác ĐA nói, theo thiển ý của tôi vụ này không có mùi chức quyền, vì hai ông đều thất thập cổ lai hy cả rồi. Hết tóc rồi, kéo chiếu thì cũng ngồi xuống đất là hết. Khac voi vu ô Thơ và ô Mạnh.

    Chẳng qua 2 ông già lẩm cẩm không nói chuyện được với nhau thì đưa lên báo, một thời gian thì cũng huề, 2 ông lại vui vẻ với nhau thôi.

    Còn chúng ta, sẽ không ai thay đổi quan điểm, mà cũng không cần thay đổi quan điểm vì quan điểm của chúng ta cũng chẳng ảnh hưởng đến ai... hehehe.

    ReplyDelete
  121. @clp: có thể nói cho tôi biết tấm hình đầu tiên bác đăng lên, chính xác là nó nằm ở phần nào trong quyển sách ? vì nhìn hình tôi kg thấy được sắp xếp theo địa danh, hoặc có lẽ do tôi kg thấy được đề mục của nó. Cám ơn !!

    Nhân tiện, tôi không đồng ý với bác về quan điểm "không muốn ai dùng thì đừng công bố." (câu này nhiều người đã nói trong đây rồi).

    Thực ra đúng như bác nói, chỉ có các nhà nghiên cứu mới tham khảo và trích dẫn các công bố nghiên cứu khoa học của tác giả nào đó. Nhưng quan trọng là trước khi dùng để tham khảo có "xin phép" (tạm dùng từ này, và kg có ý gì khác) hay không, nếu vì lý do không gian, thời gian hoặc điều gì tương tự không thể xin phép bằng lời, hoặc văn bản thì cũng phải ghi chú về dẫn chứng rõ ràng, đồng nghĩa với việc ghi tên quyển sách tham khảo, tên tác giả, nếu được thì tự đánh giá là đã mượn bao nhiêu % ý tưởng hoặc nội dung từ quyển sách tham khảo đó(điều này chỉ xảy ra trong trường hợp sử dụng quá nhiều trích dẫn từ quyển sách tham khảo).
    Ý tôi chỉ đơn giản là vậy.

    ReplyDelete
  122. Đấy là phần nằm trong tỉnh Bắc Ninh. Ông Hương chỉ sắp xếp theo tỉnh, do vậy mà có 58 mục. Trong một tỉnh danh sách lại được sắp xếp theo thời gian.

    ReplyDelete
  123. @nguoisay: thì đã có trong danh mục tham khảo rồi đấy thôi. Nói thật, tôi cũng chẳng xin phép ai tôi sẽ trích dẫn bao giờ. Tôi chỉ ghi vào sách tham khảo là hết, hình như ở Việt Nam mọi người đều làm vậy. Mà ở Tây chắc cũng thế. Ô nào bỏ công đi tìm địa chỉ điện thoại để liên lạc khắp thế giới xin phép cho tôi được trích dẫn chắc ... khùng.

    Với quan điểm của tôi, dữ liệu là dữ liệu đã in ra là sử dụng chỉ cần trích nguồn, còn chẳng cần biết họ tốn công như thế nào để cho minh dữ liệu đó. Ô. Thọ muốn đừng công bố, ai muốn dùng phải mua.

    Đạo văn là phải chép lại văn chứ không phải chép lại tên hay xã hay tỉnh hay huyện.

    Các bác cứ bê nguyên cả cái niên giám thống kê vào tài liệu tham khảo có trích nguồn, chẳng ai nói gì các bác cả. Trừ khi các bác bóc bìa sách xong in tên mình vào.

    ReplyDelete
  124. clq@

    Về cách trích dẫn, dẫn nguồn tài liệu, bác lấy một cuốn sách bằng ngôn ngữ nước ngoài của tác giả nước ngoài (nhất là sách tiếng Anh) so sánh với một cuốn sách tiếng Việt, tác giả người Việt trong nước, bác sẽ thấy ngay sự khác biệt.

    Về đoạn cuối trong còm của bác "Các bác cứ bê nguyên...", bác nên đọc lại các còm của tôi ở trên để tìm ra sự khác biệt.

    Định nói cụ thể hơn, nhưng nghĩ mọi người muốn đóng chủ đề này lại, nên thôi.

    ReplyDelete
  125. To @clq:

    - "thì đã có trong danh mục tham khảo rồi đấy thôi." -> nhưng có trích dẫn trong "" và ghi chú rõ ràng không ?

    - "Nói thật, tôi cũng chẳng xin phép ai tôi sẽ trích dẫn bao giờ." -> đây là suy nghĩ cá nhân của bác, tôi không lưu tâm.

    - "Tôi chỉ ghi vào sách tham khảo là hết," -> ghi nhưng có rõ ràng hay không ? từng câu, đoạn, khúc có thể hiện rõ hay không ? (việc này giúp người đọc có thể tìm hiểu nguyên bản để tham khảo cho đúng mục tiêu của người đó) nếu ai cũng làm được như vậy một cách trọn vẹn như ý của tôi ở comment bên trên thì không cần bàn cãi.

    - "hình như ở Việt Nam mọi người đều làm vậy." -> có thể bác đúng... tôi không bàn.

    - "Mà ở Tây chắc cũng thế." -> điều này sai, vì ở Tây, qui củ nghiêm khắc hơn VN nhiều. Tất cả các điều lệ, qui định, VN ta còn đang trong quá trình tiếp thu, học hỏi, xem đó là thông lệ QT kia mà...

    - "Ô nào bỏ công đi tìm địa chỉ điện thoại để liên lạc khắp thế giới xin phép cho tôi được trích dẫn chắc ... khùng." -> xin xem lại commnet của tôi về "không gian và thời gian..." vì chuyện này tôi đã dự liệu rồi.

    - "Với quan điểm của tôi, dữ liệu là dữ liệu đã in ra là sử dụng chỉ cần trích nguồn," -> vâng, rất phù hợp với ý tưởng mà tôi commnet bên trên.

    - "còn chẳng cần biết họ tốn công như thế nào để cho minh dữ liệu đó." -> tôi cũng nghĩ đơn giản như bác.

    - "Ô. Thọ muốn đừng công bố, ai muốn dùng phải mua." -> có vẻ liên quan đến kinh tế rồi, chuyện này không nên bàn đến. Biết đâu mình lại qui chụp không đúng chỗ ?

    - "Đạo văn là phải chép lại văn chứ không phải chép lại tên hay xã hay tỉnh hay huyện." -> vậy theo bác, thì tên xã, huyện thể hiện trong một quyển sách, đó chỉ là câu chữ rời rạc vô nghĩa, được viết ra từ quá trình dịch thuật ? và nếu người địch có viết ra thì đó cũng không phải là 1 đoạn văn ?

    - "Các bác cứ bê nguyên cả cái niên giám thống kê vào tài liệu tham khảo có trích nguồn, chẳng ai nói gì các bác cả. Trừ khi các bác bóc bìa sách xong in tên mình vào." -> cái này thì bác Thao có nói rồi...không bàn thêm.

    ReplyDelete
  126. Cảm ơn tất cả các bác vì chúng ta đã có một topic hay chủ yếu để cho chúng ta suy ngẫm chẳng liên quan gì tới 2 ông T. H.

    Tất cả chúng ta đều đúng theo những lập luận logic của chúng ta và người đọc cũng thấy nó phải đúng về mặt logic. Với logic chúng ta luôn luôn đúng về mặt khoa học vì nó được xây dựng trên cơ sở giả định.

    Trong tác phẩm 7 bước dẫn tới thành công có câu: "gieo một suy nghĩ gặt một hành động, gieo một hành động gặt một thói quen, gieo một thói quen gặt một tính cách, gieo một tính cách gặt một số phận"

    Như trên tôi đã nói, tất cả chúng ta đều đã có một cái map khi chúng ta bước vào tranh luận và không ai có thể thay đổi cái map đó và đến cuối các bác vẫn bảo vệ luận điểm của mình chỉ có điều dựa trên cơ sở giả định không chính xác.

    Tôi lấy ví dụ trước khi bước vào một tòa nhà các bác biết các hướng Đông Tây Nam Bắc. Cho một đoàn 10 người bước vào tòa nhà quây kín, cầu thang ở giữa và đi lên tầng 5 sau đó hỏi hướng Tây ở đâu. Mỗi người sẽ lập luận và chỉ về một hướng khác nhau và họ đều nghĩ là mình đúng. Hầu hết mọi người đều giả định giống nhau và thường chỉ khác một điểm họ không nhớ giống nhau và mặc dù logic họ vẫn ra kết quả khác nhau và kết quả đúng với thực tế chỉ khi họ không sai giả định nào.

    Khoa học được xây dựng trên giả định và tất cả chúng ta đều đúng về mặt logic nên các bác chẳng bao giờ thay đổi quan điểm so với khi các bác bắt đầu đi vào thảo luận vì suy nghĩ đó đã được hình thành trong não các bác từ 20-50 năm nay rồi... hehehe. Cảm ơn tất cả các bác.


    ngay từ đầu phần lớn thảo luận được đặt trên cơ sở giả định v

    ReplyDelete
  127. Ở Tây cũng thế.
    Trích dẫn đầy đủ trong ref, là ok.
    Tuy nhiên, việc trích dẫn nhiều công trình của người khác không quyết định công trình nghiên cứu của mình có giá trị.

    ReplyDelete
  128. Nói cho công bằng thì reference style không giống Tây và đúng là có vấn đề. Không phải chỉ trong quyển sách của Hương mà trong rất nhiều quyển sách khác nữa. Ngay quyển Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa... ở trên tôi thấy phần thư mục đề tạp chí Hán Nôm, tạp chí Xưa nay. Tôi đã phì cười khi đọc thư mục như vậy vì thực ra dẫn chiếu như vậy là không dẫn chiếu, bởi vì ai có thể đọc hết tất cả các số của tạp chí Hán Nôm để biết thông tin được sử dụng nằm ở đâu. Ngày xưa tôi rất ấn tượng cách dẫn chiếu trong các sách triết, ghi rất rõ trang bao nhiêu, quyển sách nào (tôi còn nhớ những dẫn chiếu kiểu như thế này: "tr. 20, sdd"). Bây giờ hình như người ta không còn dẫn chiếu như vậy nữa.

    ReplyDelete
  129. Tôi có bản offline Tạp chí Hán Nôm từ 1984-2005, bác lấy về mà dùng, tại đây:

    http://www.mediafire.com/?20x2qnmul4j

    Hoặc bác xem trực tuyến tại: http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/mucluc.htm

    ReplyDelete
  130. Cuối cùng thì DA cũng đã có 1 câu kết rất phù hợp với nhận định của mọi người. Tôi nghĩ chúng ta sẽ dừng tranh luận tại đây, với 128 bài comment về 1 vấn đề đang bức súc trong XH, theo tôi cũng tạm đủ, vì chúng ta chỉ tranh luận theo logic và cảm nghĩ cá nhân, kg đại diện cho bất kỳ 1 cơ quan hay đoàn thể có thẩm quyền nào hết.

    Xin cảm ơn DA và mọi người đã góp công sức tạo ra 1 topic rất hay, mang tính "dân chủ cộng đồng" kg phân biệt cao thấp, lớn bé.... đáng để cho chúng ta suy ngẫm.

    ReplyDelete
  131. Vì các tạp chí chuyên ngành KHXH không quy định rõ và mang tính áp đặt nên reference mỗi người một phách, nhưng hiện nay cũng có nhiều (theo ước lượng của tôi là khoảng 50%) nhà nghiên cứu viết reference giống như của Tây, chi tiết và đầy đủ, những người viết không đủ đại đa số thuộc lớp nghiên cứu viên trên 50 tuổi.

    ReplyDelete
  132. Không rõ có bao nhiêu bác viết bình luận ở đây dùng hệ điều hành Windows XP "chùa"?

    Em đang dùng cá mớ cá kho chùa các bác ạ, nên có ai bảo em ăn cắp thì em im hoặc bàn chuyện A ăn cắp của B hay B tố A ăn cắp thì em giả điếc, chứ chả dám xía vô.

    Em làm gì có đạo đức mà dám bàn mấy chuyện phải quấy. Đoan chắc các bác viết bình luận ở đây toàn trong sạch, không dùng mẻ cá kho chùa như em, nên mới mạnh bạo vậy.

    ReplyDelete
  133. To @Health Care Assistant: bây giờ tôi mới hiểu vì sao VN không bao giờ tiến lên CNXH được vì còn những người như bác.... hehehe....

    ReplyDelete
  134. Con lạy các "cụ", các cụ đừng có "cấu xé" nhau nữa cho con cháu nó "kính"!
    Cụ Hương hay cụ Thọ thì cũng già cả rồi, gần đất xa trời cả rồi,sao không về quê nuôi gà vui thú tuổi già, mà lại cứ xí xớn với mấy cái danh ảo với lại đồng tiền bẩn làm gì nhỉ! Ôi tiếc thay,... những tưởng thời nay, teen hay sao mới tạo xì-căng-đan, ai ngờ GS.TS mà cũng có....than ôi, cuộc sống này thật là ô uế!

    ReplyDelete
  135. hình như bác Đông A không phải người làm khoa học. Từ khi tôi bước vào giảng đường đại học, các thầy đã dạy, sử dụng ý tưởng khoa học của người khác (các nhà khoa bảng)mà không trích dẫn; trích dẫn 1 câu (hoặc chỉ 6 chữ đủ ý) mà không trích nguồn đã là đạo văn rồi. Còn việc của bác Hương thì miễn bàn vì tôi chưa đọc cả hai cuốn sách trên. hehe. Nhưng chắc chắn bác Đông A này "anh, em" gì đó với bác Hương. khụ khụ...

    ReplyDelete