Bài mới

Nhận xét mới

Phông vi tính nào?

Photobucket

Photobucket

Báo Tiền phong có bài viết nghi ngờ ấn đền Trần là giả. Bài báo nêu ra hai đặc điểm nghi vấn: một là loại chữ khắc trên ấn là chân thư và nghi là phông vi tính, hai là chữ "cương" thiếu chữ "thổ" ở góc. Ở các phần trước tôi đã chỉ ra các chữ "cương" không có chữ "thổ" ở đủ các loại chữ: chân thư, lệ thư, triện thư. Tôi cũng đã chỉ ra chân thư vẫn được dùng để khắc ấn. Nghi vấn cuối cùng còn lại là các chữ khắc trên ấn đền Trần có phải làm từ phông vi tính? Điều rất kỳ quái ở chỗ là bài báo đưa ra nghi ngờ như vậy nhưng không hề chỉ ra những đặc điểm nào trên ấn khiến tác giả cho rằng chữ trên ấn là phông vi tính, và cụ thể hơn là phông vi tính nào đã chế tác ra các chữ trên ấn. Điểm đầu tiên tôi có thể khẳng định là không một phông vi tính nào có thể chế tác ra chữ "cương" trong hàng chữ "Tích phúc vô cương", bởi vì chữ này dị thể, không đầy đủ các nét của một chữ chuẩn, kể cả nếu coi nó là chữ "cường". Do đó tôi loại bỏ xem xét hàng chữ "Tích phúc vô cương". Như vậy chỉ còn bốn chữ "Trần miếu tự điển". Tuy ảnh chụp trên báo Tiền phong không được rõ nét, nhưng tôi vẫn đủ nhận ra bốn chữ "Trần miếu tự điển" là chữ Tống thể, bởi vì chúng có ba điểm chính: nét ngang mảnh, và có vảy cá, nét dọc dầy. Tôi không biết hết tất cả các phông vi tính. Trong máy tính của tôi có gần 20 phông chữ Hán, tôi lựa ra 8 phông mà tôi thấy là khả dĩ nhất. Các phông này là phông chân thư, thuộc Tống thể hay Minh thể (Minh thể hay Minh triều thể là loại chữ Tống thể, được truyền tới Nhật Bản và Hàn Quốc, vì vào đời nhà Minh nên có tên gọi như vậy). Ảnh chụp bốn chữ "Trần miếu tự điển" của các phông tôi lựa ra ở trên, dưới mỗi hình là tên phông. Phông đầu tiên là phông chữ khải (f.1). Có thể nhận thấy ngay chữ trên ấn đền Trần không phải là phông khải thư vì nét ngang phông khải thư hơi xiên giống như nét bút thật, và không có vảy cá ở cuối. Các phông f.2, f.3, f.5, f.7, f.8 cũng không phải là phông chế tác ấn đền Trần vì chữ "tự" không như vậy. Bài báo Tiền phong cho rằng chữ "tự" là nửa khải, nửa tiểu triện, tức là không có một phông nào như vậy. Thật ra chữ "tự" kiểu như trong ấn đền Trần chính là chữ chân thư, Tống thể. Ở dưới tôi dẫn ra một trang trong Hoàng triều thông chí, bản trong Tứ khố toàn thư, có ba chữ "miếu tự điển" (chỗ có gạch đỏ), và phóng to ra ở bên cạnh để thấy chúng đích thị là chữ Tống thể. Điều cực kỳ mai mỉa là chính chữ "tự" trong Hoàng triều thông chí này lại trông giống phông vi tính (f.4 hay f.6), và cũng may là thời Càn Long người ta chưa biết máy vi tính như thế nào không như các chuyên gia của báo Tiền phong. Trong khi đấy có thể nhận thấy chữ "tự" trong ấn Trần không giống phông vi tính (f.4 hay f.6) vì các đặc điểm sau: chữ "tỵ" bên phải của chữ "tự" thiếu một nét ngang khép lại cái đầu chữ, và cái đuôi của chữ "tỵ" này trong ấn Trần lượn tròn chứ không vuông góc với nét sổ như phông vi tính hay như chữ "tự" trong Hoàng triều thông chí. Chữ "điển" trong ấn Trần cũng không giống phông vi tính, vì hai vây cá ở hai nét dọc ở giữa chữ không tạo ra kiểu đuôi cờ (cái này dễ nhìn nhất ở phông f.3). Nét sổ giữa chữ Trần trong các phông vi tính là nét thẳng, đoạn kết của nét không có móc lên, như chữ Trần trên ấn. Đặc điểm "đá hành" này còn có thể thấy trong chữ Trần trên bìa quyển Hoàng Trần miếu khôn phạm tự âm ca chương hợp cảo. Tóm lại tôi không tìm ra một phông vi tính nào mà tôi có để thấy rằng ấn đền Trần được chế tác từ chúng.

Điểm có thể nhận thấy là bốn chữ "Trần miếu tự điển" trong ấn đền Trần chính là chữ Tống thể chế tác trên khắc gỗ. Vì chúng được chế tác bằng tay nên chẳng thể tìm ra được phông vi tính nào khớp với chúng. Các đặc điểm như vảy cá ở nét ngang có thể khiến nhầm lẫn chúng giống phông vi tính, nhưng thật ra chúng vốn thuộc Tống thể, kiểu chế tác chữ khắc gỗ dùng trong in ấn. Chính các phông vi tính Tống thể, Minh thể lại là các phông được chế tác theo các kiểu chữ in ngày xưa, nhưng đáng tiếc thay, những người chế tác các phông này lại dựa trên thư tịch của Trung Quốc chứ không dựa trên thư tịch của Việt Nam.  Còn bốn chữ "Tích phúc vô cương" khắc chìm do đó chúng không cần chế tác theo Tống thể.

Photobucket

No comments:

Post a Comment