Đây là hoa hợp hoan. Thoạt nhìn có thể tưởng đấy là một loại hoa mimosa, nhưng thực ra chúng rất khác nhau. Tên khoa học của hoa hợp hoan là Albizia Julibrissin, không thuộc chi Mimosa. Cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều gọi tên cây này là hợp hoan (nemu-no-ki hay nebu-no-ki). Nemu trong tiếng Nhật còn có nghĩa là ngủ. "Hợp hoan" là trai gái yêu nhau, theo một cách nói khác, cũng là "ngủ". Cây có tên gọi như vậy vì lá cây khép lại vào buổi tối hay vào lúc trời mưa như đang ngủ. Tên tiếng Anh của hoa là silk flower.
Basho có bài haiku sau:
Kisakata ya ame ni Seishi ga nebu no hana
Bản dịch của tôi:
Vịnh Kisakata
Trong mưa Tây Thi
Hợp hoan hoa
Bài haiku này rút từ trong tập ký Đường nhỏ thẳm sâu (Oku no Hosomichi) của Basho. Tôi đọc từ bản dịch tiếng Anh The Narrow Road to the Deep North. Trong tập ký này Basho viết: "Nếu như vịnh Matsushima giống như một người đang tươi cười thì vịnh Kisakata tựa như một nhân vật phẫn uất tràn đầy đau buồn và cô quạnh". Trong một trận núi lửa phun vịnh Kisakata bị vùi lấp và giờ đây Kisakata đã ở trong đất liền, không còn giống như thời của Basho nữa. Bài haiku viết về vịnh Kisakata trong mưa. Vịnh tựa như nàng Tây Thi trong mưa ngủ. Từ nebu chỉ tên hoa hợp hoan mà cũng có nghĩa là ngủ. Tây Thi nổi tiếng với giai thoại nhăn mặt vẫn xinh. Lúc nhăn mặt đôi mắt tựa như khép lại. Trong mưa nàng Tây Thi ngủ là nói tới vẻ đẹp đầy bí ẩn của Tây Thi. Đáng lẽ nhăn mặt phải là xấu, nhưng nàng Tây Thi lại vẫn đầy quyến rũ. Vịnh Kisakata trong mưa như vậy, như nàng Tây Thi đang nhăn mặt, tựa như đang ngủ. Ở đây chồng lấn thêm một tầng ý nghĩa khác, trong mưa cây hợp hoan cũng khép lá lại như đang ngủ, như đang chìm trong một giấc mơ hoan lạc. Vịnh Kisakata, nàng Tây Thi, cây hoa hợp hoan như đang cùng nhau say đắm chìm trong giấc mơ hoan lạc dưới mưa. Có vẻ đẹp nào quyến rũ hơn thế chăng?
Basho có bài haiku sau:
Kisakata ya ame ni Seishi ga nebu no hana
Bản dịch của tôi:
Vịnh Kisakata
Trong mưa Tây Thi
Hợp hoan hoa
Bài haiku này rút từ trong tập ký Đường nhỏ thẳm sâu (Oku no Hosomichi) của Basho. Tôi đọc từ bản dịch tiếng Anh The Narrow Road to the Deep North. Trong tập ký này Basho viết: "Nếu như vịnh Matsushima giống như một người đang tươi cười thì vịnh Kisakata tựa như một nhân vật phẫn uất tràn đầy đau buồn và cô quạnh". Trong một trận núi lửa phun vịnh Kisakata bị vùi lấp và giờ đây Kisakata đã ở trong đất liền, không còn giống như thời của Basho nữa. Bài haiku viết về vịnh Kisakata trong mưa. Vịnh tựa như nàng Tây Thi trong mưa ngủ. Từ nebu chỉ tên hoa hợp hoan mà cũng có nghĩa là ngủ. Tây Thi nổi tiếng với giai thoại nhăn mặt vẫn xinh. Lúc nhăn mặt đôi mắt tựa như khép lại. Trong mưa nàng Tây Thi ngủ là nói tới vẻ đẹp đầy bí ẩn của Tây Thi. Đáng lẽ nhăn mặt phải là xấu, nhưng nàng Tây Thi lại vẫn đầy quyến rũ. Vịnh Kisakata trong mưa như vậy, như nàng Tây Thi đang nhăn mặt, tựa như đang ngủ. Ở đây chồng lấn thêm một tầng ý nghĩa khác, trong mưa cây hợp hoan cũng khép lá lại như đang ngủ, như đang chìm trong một giấc mơ hoan lạc. Vịnh Kisakata, nàng Tây Thi, cây hoa hợp hoan như đang cùng nhau say đắm chìm trong giấc mơ hoan lạc dưới mưa. Có vẻ đẹp nào quyến rũ hơn thế chăng?
Bác Đông A mua cuốn The Narrow Road to the Deep North ở đâu thế ạ?
ReplyDeleteTôi "mua" ở gigapedia.org :-)
ReplyDeleteA ơi, có phải cây này ở mình gọi là "Me Tây" k ạ? E thấy trồng nhiều ở SG...
ReplyDeleteGọi là me tây cũng được, nhưng tôi không rõ có phải là cây trồng ở Sài Gòn không.
ReplyDeleteỞ trường Trần Đại Nghĩa có một cây đó bạn, cây già mà hoa xum suê lắm !
ReplyDelete