Bài mới

Nhận xét mới

Kết quả khảo sát ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp của trang Cùng viết Hiến pháp

Trang Cùng viết Hiến pháp do các GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và ông Nguyễn Anh Tuấn đã công bố kết quả khảo sát ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Kết quả khảo sát ý kiến rất hay và được phân tích rất khoa học. Lần đầu tiên tôi được đọc một bản phân tích kết quả khảo sát chi tiết như vậy ở Việt Nam. Tuy không có khảo sát về phân bố địa điểm cư trú (các địa chỉ từ Hà Nội, hay TPHCM thực ra chỉ là các địa chỉ của máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ internet) hay tuổi tác, nhưng số lượng người tham gia khảo sát cũng tương đối lớn (4500 người) và như vậy có thể coi là một mẫu tương đối tốt. Tất nhiên mẫu này có thể đã loại bỏ hoàn toàn những người không có điều kiện truy cập internet. Theo một ước tính đăng trên wikipedia, số lượng người sử dụng internet ở Việt Nam là 30 triệu người, tức hơn 30% dân số Việt Nam. Như vậy có thể suy luận ít nhất kết quả khảo sát của trang Cùng viết Hiến pháp có thể phản ánh trung thành ý kiến của 30% dân số Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy đa số ý kiến không ủng hộ điều 4 trong Hiến pháp, quân đội phải trung thành với Đảng, ủng hộ tam quyền phân lập, bảo hiến, quyền con người, quyền tư hữu đất đai. Có thể coi đây là một phản ánh nguyện vọng của nhân dân.

Tôi rất mong muốn trang Cùng viết Hiến pháp trao tận tay kết quả khảo sát ý kiến này cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Không biết các nhà báo Việt Nam có thể can đảm đưa tin kết quả khảo sát này được không? 

19 comments:

  1. Căn bản của việc thống kê là chọn mẫu. Giá trị của các thống kê chỉ có giá trị tham khảo.
    Dẫu sao qua thống kê, cũng thấy phần nào bức tranh "tư tưởng" khá phong phú, đa nguyên như cuộc sống vốn vậy!

    ReplyDelete
  2. Đã "thống kê" IP xem các ý kiến đó từ trong nước, hay từ "hải ngoại hay chưa ?

    Nỡm !

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  5. Bác Đông A ơi
    Không cần đọc kết quả khảo sát của trang mạng Cùng viết hiếp pháp cũng đã biết trước sẽ thế nào, người ta lập ra trang ấy chỉ để làm nhõn việc ấy thôi mà bác. Người như bác Đông A lại không nhận nghĩ tới chuyện ấy thì kỳ kỳ thế nào ấy.
    Hi hi, khảo sát 4.500 người trong tổng số 30 triệu người dùng internet ở Việt Nam (em cứ cho là 4.500 người đang ở Việ Nam, không phải ở hải ngoại như quá nửa người ký vào Kiến nghị 71! - em trừ ông Nguyễn Đình Lộc), tức là khảo sát 0,015% những người sử dụng internet mà bác bảo là "có thể phản ánh trung thành ý kiến của 30% dân số Việt Nam" thì em chịu bác thật đấy. Không biết là bác lẩm cẩm hay em lẩm cẩm nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Các điều tra khảo sát xã hội đều dựa trên mẫu là một phần nhỏ của toàn bộ cộng đồng mà khảo sát nhắm tới. Ví dụ như điều tra về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam của Tổ chức Minh bạch Thế giới cũng chỉ lấy mẫu là 1000 người sinh sống ở 5 thành phố khác nhau của Việt Nam. Trang Cùng viết Hiến pháp có mẫu 4500 người trên tổng số 30 triệu người là một mẫu tương đối tốt. Đặc biệt thiết kế các câu hỏi của trang Cùng viết Hiến pháp tương đối tốt nên kết quả của nó đáng tin cậy.

      Kết quả khảo sát của trang Cùng viết Hiến pháp có phân tích về địa chỉ những người khảo sát, ở Việt Nam, hải ngoại hay không xác định được. Địa chỉ ở Việt Nam chiếm 60%, hải ngoại 25% và không xác định được lãnh thổ là 15%.

      Kết quả khảo sát này cho thấy cách lấy ý kiến đến tận hộ gia đình là một trò con nít nực cười, không có lấy một tí chất xám nào trong đấy.

      Delete
    2. Bác con bao chắc chưa biết các phương pháp nghiên cứu trong các ngành KHXH, KHQL và Kinh tế,...

      Delete
  6. Không nói gì đến phương pháp lọc nhiễu! Dữ liệu của 900 dư luận viên đi đâu, sao ko thấy nhắc tới? Vì vậy, kết quả khảo sát liệu có đáng tin cậy?

    ReplyDelete
  7. Dlv bị suy thoái rồi anh ạ

    ReplyDelete
  8. Bác Đông A: Em không được như bác nên chẳng biết cái mẫu của bác nó ghê gớm thế nào, nhưng chỉ nhìn vào cái tỷ lệ 0,015% của 30 triệu mà bác sùng bái là em đã cười vãi ra rồi. Cho phép em được lạy thánh mớ vái cái việc từ số liệu "Địa chỉ ở Việt Nam chiếm 60%, hải ngoại 25% và không xác định được lãnh thổ là 15%" mà bác đã hoắng lên bảo đó là con số có thể phản ánh trung thành ý kiến của 30% dân số Việt Nam. Em cứ tưởng người như bác Đông A là phải sáng suốt lắm, té ra cũng ngang ngửa với mấy vạn tiến sĩ nước nhà, he he!
    nguyennx: Em là thằng ít học, làm sao biết tới các thứ phương pháp cao siêu của các bác. Mà em bảo này, bác đừng dạy dỗ em ở đây nhé, người ta cười cho đấy, vì em không xấu hổ đâu, chỉ làm cho bác xấu hỏ thôi đấy.

    ReplyDelete
  9. Mẫu của Tổ Chức Minh Bạch là mẫu thực, lấy trực tiếp, ngẫu nhiên, phủ khắp ngành nghề, đối tượng. Mẫu của CVHP là mẫu ảo, chỉ là các IP, không loại trừ 1 người có thể sử dụng hơn 2 IP để tham gia, từ laptop, desktop, Ipad, Iphone, wifi và cả cơ quan nữa.

    30 triệu lướt Nét và 4,800 tham gia khảo sát góp ý HP. Cam phải làm gì với những con số này nhỉ? A, bít roài! Cam sẽ thôi không bày vẽ sửa đổi HP lung tung nữa. Thay vào đó, Cam sẽ tăng cường đầu tư nâng cấp đường truyền ADSL, giảm cước phí Internet, phổ cập tin học về vùng sâu, vùng xa: lập kế hoạch cung cấp máy tính bảng giá rẻ cho học sinh/sinh viên; khuyến khích các thành phố lắp đặt Wifi miễn phí như Đà Nẵng, Hội An, Huế v...v để đáp ứng nhu cầu học tập, cập nhật thông tin và vui chơi giải trí cho hơn 29 995 200 netizens còn lại.

    Khi ấy, chẳng ma nào thèm liếc HP nữa.

    ReplyDelete
  10. Tôi nghĩ tốt nhất 2 bác con bao và Cam Cam nên liên hệ để tranh luận về chuyện lấy mẫu và độ chính xác thống kê với những người thu thập dữ liệu và đưa ra bản phân tích. Tôi thấy có bác Nguyễn Xuân Long, một GS ở ĐH Michigan, Ann Arbor, có chuyên môn về thống kê và khoa học máy tính trong danh sách ký vào bản góp ý mới nhất trên trang CVHP. Tôi đoán bác ấy có tham gia vào việc này, nếu thế thì đây sẽ là một người thích hợp để 2 bác tranh luận cùng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Điều đáng nói là, ở phía ngược lại, những người ủng hộ chính quyền, tính cả những người ăn cơm chúa phải múa tối ngày, hoàn toàn KHÔNG có người ở tầm tương xứng.

      Sao rứa hè? Con số "thống kê" này có chút ý nghĩa nào không?

      Delete
  11. À quên, từ khảo sát 1000 mẫu thực đến công bố kết quả, Tổ chức Minh Bạch TG còn phải qua tham khảo dữ liệu cỡ 13-16 tổ chức khảo sát và điều tra độc lập khác nữa.

    Từ số ảo đến số thực xa nhau nhiều lắm, các bác nhớ nhé. Ví dụ cụ thể này:

    1- Số ảo: Xuandienhannom 5 triệu lượt đọc
    2- Số thực: Em xinh em đứng một mình hổng xinh, hehe http://2.bp.blogspot.com/-ki8asujSzIs/T8ik0v118iI/AAAAAAAABeY/0-Bt6aGEfEA/s640/575155_323285247748970_100002024920790_771267_1596950195_n.jpg

    Thui, túm váy đi ngáo cái.

    ReplyDelete
  12. Trích Đông A viết :

    Ví dụ như điều tra về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam của Tổ chức Minh bạch Thế giới cũng chỉ lấy mẫu là 1000 người sinh sống ở 5 thành phố khác nhau của Việt Nam. Trang Cùng viết Hiến pháp có mẫu 4500 người trên tổng số 30 triệu người là một mẫu tương đối tốt
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    Anh Ku đồ rằng bạn Đông A và vài bạn nữa ở đây đeck hiểu về cách lấy mẫu trong nghiên cứu xá hội học nói chung, và lấy mẫu trên thế giới ảo bằng IP.

    Cách lấy mẫu khoa học nhất là mà các tổ chức nghiên cứu xã hội vẫn làm lấy ý kiến của tất cả các thành phần trong xã hội, từ thành thị đến nông thôn.

    Cụ thể, VN cho đến hiện tại , Công nhân và nông dân vẫn chiếm đại đa số. Mà thành phần này hiện nay sử dụng internet không nhiều. Ai dám bảo đảm rằng 4500 mẫu của trang "Cùng viết hiến pháp" đã bao quát được tất cả các thành phần trong xã hội, và đầy đủ các khu vực ?

    Ý chí và nguyện vọng của một dân tộc hơn 80 triệu người chỉ phản ảnh bằng cách lấy mẫu từ 4500 người biết dùng internet ?
    Trong số 4500 mẫu đó, lại có rất nhiều mẫu đến từ hải ngoại, mà ai cũng thừa biết, ở hải ngoại, những thành phần nào quan tâm đến "điều 4 nhất" và muốn phế bỏ nó.

    Ngoài ra, cũng không nêu rõ IP của khu vực nào có nhiều ý kiến nhất trong tổng số mẫu. Đây là một điều bất cập.

    Cho nên có thể kết luận rằng, cái kết quả trưng cầu của các bạn "cùng viết hiến pháp" chỉ để cho vui, không có ý nghĩa phản ánh thực tế.

    Ngoài ra, có gì để đảm bảo rằng các bạn ấy trong sáng, không phịa ra kết quả theo chủ ý ?
    Thêm nữa, một người có thể dùng rất nhiều các phương tiện IT, mà mỗi phương tiện lại có một IP khác nhau, vì vậy một người có thể để đăng nhiều ý kiến. Vậy làm cách nào để ngăn chặn điều này ?

    Vô vàn các bất cập dẫn đến kết quả không chính xác !

    Cho nên có thể kết luận rằng, cái kết quả trưng cầu của các bạn "cùng viết hiến pháp" chỉ để cho vui, không có ý nghĩa phản ánh thực tế. Các bạn ấy thật rảnh rỗi. !

    Yêu nước thì nên bơi thuyền thúng ra Hoàng Sa mà chiến với Khựa bảo vệ ngư dân đi !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Các bác nghi ngờ thì cứ nghi ngờ, nhưng chủ quan tôi nghĩ việc một người dùng nhiều IP để góp ý trên trang đó là rất khó xẩy ra. Thứ nhất, muốn góp ý trên đó phải trả lời đầy đủ mấy chục câu hỏi, trong đó có câu lựa chọn kiểu trắc nghiệm và có câu phải tự nêu ý kiến nên cũng vất vả ra phết. Ai trả lời nghiêm túc hay không thì xem cách trả lời và phân tích logic là biết hết. Thứ hai, góp ý nhiều để mà làm gì, trừ mấy DLV ăn tiền nhà nước thì có thể làm nhiều lần chứ dân như tôi mà làm như thế thì còn cảm thấy xấu hổ ấy chứ.

      Delete
    2. Kurato viết chí lý lắm

      Delete
  13. Nếu kết quả có lợi cho Đ thân yêu, không biết kutato có phản đối cách nhìn của bác Đa không? Tôi đồ rằng thậm chí kutato còn không hiêủ bác ĐA nói gì!

    ReplyDelete