Bài mới

Nhận xét mới

Ghi chú bên lề Bên thắng cuộc (3)

Điểm tối quan trọng đầu tiên trước khi phê bình (hay thẩm mỹ) một tác phẩm nào đó là xác định thể loại (genre) của tác phẩm đó. Bởi vì đối với mỗi thể loại tác phẩm có những phương pháp, nguyên tắc, lý thuyết thẩm mỹ khác nhau. Ví dụ như đối với thể loại hư cấu (fiction) thì không thể áp dụng thẩm mỹ cho thể loại phi hư cấu (nonfiction) cho nó, chẳng hạn phê bình tại sao một tác phẩm hư cấu lại chứa đựng những yếu tố bịa là không hợp lý, hay ngược lại phê bình một tác phẩm phi hư cấu có những yếu tố người thật, việc thật cũng không hợp lý. Trong nhiều trường hợp, thể loại của tác phẩm quá rõ ràng, không gây nhầm lẫn hay ngộ nhận, thao tác xác định thể loại của tác phẩm có thể được lược bỏ.

Trong các bài viết về quyển Bên thắng cuộc tôi chưa thấy ai xác định thể loại của nó. Các quan điểm phê bình về tác phẩm này khác nhau, hay thậm chí trái ngược nhau, phần nhiều đều do phân loại Bên thắng cuộc vào các thể loại khác nhau. Nếu coi Bên thắng cuộc là một ghi chép lịch sử (historical record) thì có thể phê bình nó không ghi chép lịch sử một cách toàn diện, đầy đủ hay không thiên kiến. Nếu coi Bên thắng cuộc là một tác phẩm nghiên cứu lịch sử (history research) thì có thể phê bình nó không có những yếu tố nghiên cứu, phân tích, không chỉ ra hay không có logic lịch sử. Như vậy tùy thuộc rất nhiều vào việc xác định thể loại của Bên thắng cuộc mà có thể có những phê bình khác nhau.

Tôi xác định Bên thắng cuộc thuộc thể loại tài liệu (documentary). Tài liệu là một thể loại phi hư cấu về một diện mạo hiện thực nào đó bằng dẫn chứng tư liệu, chủ yếu nhằm mục đích cung cấp hay duy trì một ghi chép lịch sử. Như vậy thể loại tài liệu không có nghĩa vụ phải cung cấp hay duy trì toàn bộ diện mạo hiện thực của lịch sử, và nó cũng không có nhiệm vụ phải phân tích, nghiên cứu diện mạo hiện thực lịch sử mà nó dẫn chứng nhắm tới. Thẩm mỹ Bên thắng cuộc phải là thẩm mỹ thể loại tài liệu. Đó là thẩm mỹ những dẫn chứng tư liệu của nó có đúng thực sự là những tư liệu phi hư cấu, có thể hiện đúng diện mạo hiện thực mà nó nhắm tới hay không, có hư cấu thêm hay che giấu đi diện mạo hiện thực đó từ những tư liệu mà nó dẫn chứng. Đó mới là cách đọc đúng.  
        

5 comments:

  1. Chời, bác ĐôngA viết rõ ràng súc tích như một nhà khoa học tự nhiên :-)

    ReplyDelete
    Replies
    1. bác Tiến ĐÔng A vốn là 1 nhà khoa học tự nhiên chứ không phải "như" nhiếc j hết nữa

      Delete
    2. Thì ra là vậy :-)

      Delete
    3. Bác không đoán ra em nữa ah? :-)

      Delete
  2. Dùng "thẩm văn" thay cho "thẩm mỹ" (trong bài) chuẩn hơn chứ bác.

    ReplyDelete