Bài mới

Nhận xét mới

Ghi chú bên lề Bên thắng cuộc (2)

Tập 2 Bên thắng cuộc có sử dụng tài liệu Những kỷ niệm về Lê Duẩn được cho là hồi ký của Trần Quỳnh. Những chỗ viết Trần Quỳnh nói, theo Trần Quỳnh là được lấy từ tài liệu này. Qua đấy có thể khẳng định tác giả Huy Đức không có bất kỳ tài liệu trực tiếp nào như phỏng vấn, nói chuyện ... từ Trần Quỳnh.

Tập tài liệu Những kỷ niệm về Lê Duẩn xuất hiện trên mạng internet khoảng năm 1995 và không rõ xuất xứ, tuy có ghi tác giả là Trần Quỳnh, người từng có thời gian làm thư ký riêng cho Lê Duẩn, và từng là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được ghi nhận trong ca dao đương đại Việt Nam (Trần Phương, Trọng Truyến, Trần Quỳnh / Ba thằng đồng tình làm hại dân ta). Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu hay thông tin chính thức nào khẳng định tập tài liệu nói trên đúng là hồi ký của Trần Quỳnh, không phải là tài liệu ngụy tạo, khác với những tập hồi ký khác như của Trần Quang Cơ hay Đoàn Duy Thành, vấn đề tác giả của hồi ký không đặt ra. Một trong những vấn đề mấu chốt và quan trọng hàng đầu về sử dụng tài liệu là xác định tính chân thực về tác giả và tài liệu. Bên thắng cuộc đã không làm công việc này.

Tập 2 Bên thắng cuộc có đoạn viết: "Trong buổi Bộ Chính trị họp nghe “Vụ án chống Đảng”, theo ông Võ Văn Kiệt: “Anh Thọ cũng đưa ra những thông tin như Trần Quỳnh kể nhưng anh Giáp bác bỏ. Tuy nhiên, anh Thọ vẫn kết luận. Bộ Chính trị không có cơ sở gì để quyết khác với những điều anh Thọ nói. Anh Lê Duẩn không nói gì, anh Phạm Văn Đồng không nói gì. Có thể có những ủy viên Bộ Chính trị biết vấn đề anh Giáp nhưng tôi thì không biết". Thông tin này tạm thời không thể kiểm chứng được. Nhưng ở đây nó có 2 ý nghĩa:

1. Nó cho thấy tập tài liệu Những kỷ niệm về Lê Duẩn đúng là của Trần Quỳnh.
2. Nó cho thấy ông Võ Nguyên Giáp đúng là có phốt trong "Vụ án chống Đảng", bởi vì ông Phạm Văn Đồng không có ý kiến gì, và thêm cả ông Trường Chinh (tuy không viết tường minh). Ông Võ Nguyên Giáp từng yêu cầu Bộ Chính trị và TW Đảng giải quyết vụ Năm Châu-Sáu Sứ, nhưng chưa bao giờ thấy ông nói gì về "Vụ án chống Đảng".

Nếu 2 điểm này không đúng thì chứng tỏ rằng Huy Đức đã bịa ra lời của ông Võ Văn Kiệt.

5 comments:

  1. Cuốn "Hồi Ký" được ông Trần Quỳnh gửi cho nhiều nhà lãnh đạo (trong đó có ông VVK) dưới dạng bản in vi tính (thời đó VN chưa có internet) gần 10 năm trước khi ông Trần Quỳnh qua đời (2005).

    Tuy bị kéo vào cả "vụ án chống Đảng 1967" và vụ "Sáu Sứ" nhưng chỉ có vụ Sáu Sứ Tướng Giáp mới chính thức bị kết luận có dính líu (trong Hội nghị TW 12, khoá VI), đó là lý do vì sao ông ấy chỉ yêu cầu giải quyết vụ Sáu Sứ mà không nhắc tới "vụ án chống Đảng". Cám ơn anh Đông A. (Huy Đức)

    ReplyDelete
  2. Anh Đông A a. Như anh biết Huy Đức viết về các sự kiện sau 1975 thì anh phải hiểu và mọi người phải hiểu là anh Huy Đức phải dựa vào tư liệu, công liệu và cả vấn liệu khi Huy Đức có điều kiện khi vào nghề báo chứ . Việc lấy thông tin từ người trong cuộc hoặc thông tin đó đã được đưa ra mà không bị quy kết là bịa đặt thì cũng là việc bình thường . Ong^ Trẫn Quỳnh ghi vậy , không ai truy cứu cho là thông tin bịa đặt thì nhà báo Huy Đức có đem dùng để thuyết trình cũng có gì là sai ???
    Mong ông nhìn lại và đừng quá mất công cho những tiểu tiết không nói lên điều gì .

    ReplyDelete
  3. Thông tin nhiều mặt,rộng khắp ở nhiều nhân vật và sự kiện trong một giai đoạn lịch sử Việt trong BTC có tính sử liệu nhưng không thuần túy và lạnh lùng như thông tin kỹ thuật. Cách kể và sắp xếp các thông tin của tác giả luôn là chủ định.Nhưng, "chuyện" này liên quan "chuyện" khác, "cái này" là nguyên nhân của "cái nọ" và kết cục ra sao hoàn toàn là ở cách đọc, cách hiểu thuộc người đọc.
    Chuyện "triều chính" tác động lên lịch sử luôn bị quán chiếu đầy thiên kiến,Hòa ước Nhâm Tuất là một ví dụ điển hình của Sử Việt,một sự kiện lớn lao, công khai có vẻ rất dễ kết luận như thế... nữa chi là những vấn đề đấu đá, thanh trừng nhau của phe nhóm, cá nhân lấp ẩn sau tư tưởng chính trị, nếu có hihi.

    Điều cốt lõi cuối cùng của BTC là gì? Nhân dân luôn là thua trong mọi cuộc chiến? hay gì khác ?

    Những tình tiết Đ.A ghi chú cũng là hay để xâu chuỗi và quán hiểu thêm một thời kỳ trong sách, song sự chính xác và tính đúng đắn (của tình tiết này)rõ là thông tin chủ quan của tác giả (thông tin thứ cấp, một loại sê cơn hen xịn) :-), chả ảnh hưởng gì lớn lắm đến tư tưởng của Sách.

    ReplyDelete
  4. Một vài nhầm lẫn nhỏ?

    "Tập tài liệu Những kỷ niệm về Lê Duẩn xuất hiện trên mạng internet khoảng năm 1995" = hay 2005 bác?

    Bên kia bác ghi là Năm Cam - Sáu Sứ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Năm 1995. Chính vì vậy mà có nghi vấn "Những kỷ niệm về Lê Duẩn" là do phe chống Võ Nguyên Giáp tung ra, và không rõ nội dung của nó có do phe chống Võ Nguyên Giáp chấp bút thêm vào, thay đổi, chỉnh sửa hay không.
      Đúng là Năm Châu - Sáu Sứ. Tôi sẽ sửa lại.

      Delete