Bài mới

Nhận xét mới

Nước Mỹ kiểm soát các công ty như thế nào?

Vụ WikiLeaks khiến tôi không khỏi không khâm phục Chính phủ Mỹ: kiểm soát các công ty tư nhân. Tôi không rõ Chính phủ Mỹ làm thế nào để có thể kiểm soát được các công ty tư nhân, hay ít nhất là khiến các công ty tư nhân không chứa chấp WikiLeaks nữa. Đầu tiên là Amazon cắt dịch vụ server, sau đấy là EveryDNS.net cắt tên miền, và hôm nay là PayPal cắt nốt tài khoản nhận tài trợ của WikiLeaks. Điểm đáng nói là các công ty này đều tuyên bố cắt làm ăn với WikiLeaks không phải do sức ép của Chính phủ, mà là do WikiLeaks đã vi phạm chính sách sử dụng dịch vụ của các công ty này. Kể ra tranh cãi về chuyện WikiLeaks có vi phạm chính sách sử dụng dịch vụ của các công ty này không sẽ đòi hỏi mất nhiều thời gian, nhưng tôi thấy chẳng hạn EveryDNS.net cắt tên miền của WikiLeaks vì lý do trang web này bị tấn công quá nhiều không thật là lý do chính đính. Nó chẳng khác nào một cô gái vào trú ở một khách sạn nhưng bị chủ khách sạn từ chối vì lý do cô ta quyến rũ quá khiến bao nhiêu người lăm le xông vào khách sạn cưỡng hiếp. Nhưng chốt lại vẫn là câu hỏi: Chính phủ Mỹ kiểm soát các công ty tư nhân bằng cách nào? Phải chăng nước Mỹ chính là một chế độ toàn trị ẩn hình, kiểm soát tinh vi và tự kiểm soát, tự tẩy não ở tất cả các mặt của đời sống xã hội và chỉ trong những tình huống nhất định cái mặt nạ che dấu bộ mặt thật của nó mới rớt xuống?

18 comments:

  1. Bác băn khoăn cũng phải, nhưng ở đây chắc chỉ là tính vụ lợi và thủ cặn thông thường của thế giới tự do. Họ né mọi liên quan khả dĩ sảy ra.

    ReplyDelete
  2. Bác Đông A càng ngày càng bộc lộ rõ mình nhỉ

    ReplyDelete
  3. Các công ty Mỹ chả quan tâm đến chính phủ, họ quan tâm tới cái database và các thứ thuế cuả mình. Nghỉ chơi với WikiLeaks là đúng.
    Chẳng dại gì mà đặt sự tin tưởng hoàn toàn vào WikiLeaks. Đám IT có thể lưu trữ thông tin, tiết lộ thông tin thì cũng có thể ngụy tạo thông tin. IT chính là chủ nhân ông cuả hệ thống toàn trị mới.

    Thích Mỹ hay không?? Tôi nghĩ đại đa số người Việt Nam thích Mỹ. Hà Nội RẤT thích Mỹ và còn muốn độc quyền trong sự thích và quan hệ này nưã. Tuy dư âm thời chống Mỹ vẫn còn, nhưng họ cũng thưà biết người Mỹ rất thực dụng, sẵn sàng phủi tay thua ván cờ cũ lập ván cờ mới, xin lỗi rồi quan hệ tiếp. Và Mỹ cũng chẳng việc gì mắc công đi gầy dựng một hệ thống khác, họ chấp nhận hệ thống đang hiện hành, ổn định. Vấn đề tôn giáo, dân quyền bắt buộc phải đặt ra theo đúng truyền thống Mỹ, như một sự vinh danh cho lý tưởng tư do để ăn nói với dân chúng, chứ không hẳn là sự áp đặt gây khó khăn. Tôi thích lối hành xử cuả người Nhật. Họ phản ứng rất dữ dằn khi TQ hay Nga động đến hải đảo cuả họ, nhưng ngoài ra thì tỏ ra ôn hoà, không đơm đặt nói xấu. Họ hận Mỹ lắm, nhưng vẫn biết những giá trị Mỹ là phù hợp và cần thiết cho sự phát triển cuả mình, nên họ liên minh. Và, họ cũng biết tránh những cái Rất Dở ̉ cuả Mỹ để tự bảo vệ, âm thầm, không nói xấu, phê phán.

    Bác Đông A bài Mỹ kỹ quá để làm gì. Những cây bút viết lấy được, với một tâm địa nhỏ nhen, phe cánh có lẽ khiến cho bác nổi máu ghét, chứ tinh thần trung dung không thể không thấy: Việt Nam ta là nhược tiểu dĩ nhiên phải núp dưới cánh cuả diều hâu, gấu, chó sói,… để mà sống còn. Nhưng khi núp dưới cánh tay con nào thì cũng đừng nên quên rằng cánh tay đó cũng đang bắt tay với một con khác. Trên bề mặt truyền thông "một hôm gẩu gỉ gầu gi" kèn cựa, lấn lướt chút như những quân cờ, chứ chúng không thoả hiệp, không chơi với nhau thì chúng chơi với ai? Ai cũng có mặt nạ, thì tội chi mình không mang một cái mặt nạ mà đi vào cái vũ hội cuả thế giới này, một thế giới ngày một co cụm lại, chập hẹp đầy cưỡng đoạt. Vậy nên, người lãnh đạo cần biết lèo lái con thuyền giỏi và không đánh mất cơ hội. Hồ Chủ Tịch vốn là người cuả Cộng Sản Quốc Tế, sao khi lập bản tuyên ngôn ông không nói theo "Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian…" mà lại trích tuyên ngôn cuả Mỹ?

    ReplyDelete
  4. Nưóc Mỹ vẫn Nước Mỹ nói một cách ví von như viên tướng lộng ngôn Lưu Á Châu luật pháp của họ vận hành đến những người kém hiểu biết nhất cũng nắm được, vì vậy các công ty của mỹ khi thấy quyền lợi quốc gia bị xâm phạm họ sẵn sàng từ bỏ quyền lợi riêng mình để vì cái chung lớn hơn, trong trường hợp này, các các bác nhà ta cứ tự do mà học tinh thần về lòng yêu nước của người mỹ nhé. Qua đó chúng ta cũng nhận thấy hệ thống Tư bản đã chuyến minh sang một thời khắc mới thậm chí họ còn mềm mại và thích ứng nhanh hơn các hệ thống tư tưởng khác.

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  6. Toàn "Đĩ nói đĩ hay, thày khoe thày giỏi".
    Nhưng mờ là cặp chả tách rời nhau như đống C... và cái lỗ Đ...
    Cũng như nhà cháu chả làm được mẹ gì cho đời toàn lẽo đẽo theo Blốc Đông A nủi tiếng để nói leo, bàn nuận. Hơ hơ =))

    ReplyDelete
  7. Các bác chịu khó xem khoảng 100 phim tâm lý xã hội Mỹ thì sẽ tạm rõ định hướng TBCN của Mỹ thôi mà. Thực ra nó chẳng khác mấy định hướng XHCN về bản chất, chỉ là tinh vi hơn mà thôi.

    ReplyDelete
  8. Ở Mỹ, một giáo viên bị sa thải do cắt giảm ngân sách, một sinh viên phải nghỉ học vì học phí tăng, một kẻ bất bình về thuế má,… đều có thể bắt loa nói, hát hay cầm bảng lớn đứng trước City Hall hay bất cứ nơi nào để trình bày kiến nghị hay sự phản đối cuả riêng mình hay cho người khác mà không cần bất kỳ một ông chủ nảo chống lưng, chống gậy.

    Dân chủ được thực thi ở khắp nước Mỹ. Không nhất thiết phải lấy tên là đảng Dân Chủ thì mới được công nhận là đảng cuả dân chủ. Đảng Cộng Hoà bảo thủ vẫn là đảng cuả nền dân chủ Mỹ. Đừng bao giờ hoa mắt hay trông cậy vào các danh xưng. Không ai cấm một đảng mang tên Cộng Sản tự thức tỉnh, chuyển mình trở thành một đảng cuả dân chủ và tự do.

    Để huỷ hàng tấn giấy hồ sơ đã cũ, nhân viên hành chánh nhà nước Mỹ phải làm việc rất cực nhọc. Họ phải đương đầu với hai thứ luật: bảo vệ môi trường và bảo vệ luật quyền cá nhân. Họ không thể thải hàng tấn giấy đó cho đi recycle, vì các số căn cước, điện thoại, ngày sinh, biên bản, hình ảnh cuả bao nhiêu con người trong đống giấy tờ đó sẽ trôi nổi ở nhà máy recycle. Họ không thể đem toàn bộ đi huỷ destroy cho tiện, vì như vậy là không đúng luật bảo vệ môi trường. Tuy là Nhà nước, nhưng họ vẫn phải tôn trọng mọi luật lệ và không được tùy tiện, bằng không sẽ bị truy tố. Họ phải mướn thêm người vào kho rà soát để phân ra làm hai loại giấy recycle và destroy như đã nói. Nhờ có luật pháp nghiêm minh mà quyền cuả con người được bảo vệ. Nay đám IT hoành hành thế giới, chắc các nhà nước phải trở lại với thời kỳ… đồ giấy? Quá tệ, quá trễ rồi. Nhờ cú "rơi mặt nạ" mà các nhà nước có dịp suy gẫm. Chỉ còn biết chờ đợi một "làn sóng thứ tư". Sau Alvin Toffler, ai sẽ là người viết?

    ReplyDelete
  9. Đông A có một giả thiết rất thú vị, rõ ràng theo suy luận thông thường, ta thường thấy một hình ảnh về nước Mỹ tự do và dân chủ về mọi mặt, hoặc các doanh nghiệp Mỹ thường coi khách hàng là quan trọng nhất. Nhưng giờ đây dường như không phải như vậy. Phải chăng sự thật luôn luôn là "lấy mục đích biện minh cho hành động" để ngụy tạo cho một cái mục đích khác mà thôi.

    Khách quan

    ReplyDelete
  10. Vấn đề là cần phải tinh vi (ở đây đối nghĩa với sơ khai, mông muội và bạo tàn).

    Ví dụ: Chúa của người theo Thiên chúa và Phật của người theo Phật điều khiển tín đồ bằng giáo lý, niềm tin. Còn... Đông Phương Bất Bại (của Ma giáo) điều khiển bằng tam thi não thần đan, độc dược, đệ tử uống vào thì phải trung thần tới chết, không trung thành không cho thuốc giải, độc dược phát tác, chết trong đau đớn.

    Mục đích của những "người" này giống nhau, tức là đều muốn có một quần chúng trung thành với mình. Nhưng cách thức khác nhau.

    Là một quần chúng, tôi sẽ không chọn đứng dưới trướng của Giáo chủ Ma giáo mà là dưới trướng Phật, Chúa.

    Dân chủ phương Tây (cứ cho là kiểu Mỹ đi) hay chế độ độc tài toàn trị thì mục đích vẫn là quản lý một xã hội cho thật ổn. Nhưng phương thức quản lý khác nhau. Đó mới chính là vấn đề.

    ReplyDelete
  11. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  12. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  13. Rõ hơn, nó là như thế này: Mỹ tuyên truyền yêu nước bằng hình ảnh một Rambo cơ bắp.

    Bắc Triều Tiên tuyên truyền yêu nước bằng hình ảnh một mẹ dân tộc Kim Soo-sok. Mẹ Kim được tôn vinh vì trong một cơn hỏa hoạn, bà đã chạy thoát ra khỏi nhà với một tấm ảnh Kim Nhật Thành còn nguyên vẹn trên tay, trong khi đứa con sơ sinh thì bà để chết cháy trong nôi.

    ReplyDelete
  14. Cái dở cuả những tay tuyên truyền tầm thường thì ở xã hội nào cũng có thôi bác Đỗ ạ. Nhưng nó không đánh đổ hết mọi giá trị khác được đâu.

    ReplyDelete
  15. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  16. Tư bản toàn cầu mà Mỹ đứng đầu là chế độ toàn trị. Mỹ và các nước phương tây (cả TQ bây giờ) hưởng lợi từ việc bóc lột các nước tiểu nhược, ở mức độ nào đó cho phép công dân được hưởng những quyền tự do dân sự tối thiểu. Nhưng thực chất đây không phải dân chủ, mà là Plutocracy, chính phủ thay mặt đại diện cho tầng lớp có tiền điều tiết các mối quan hệ xã hội. Bầu cử tổng thống chỉ là trò hề, đấu tranh nội bộ của các nhóm co lợi ích khác nhau.

    Điều đáng nói,như bác Đông A gợi ý là hệ thống này càng ngày càng bộc lộ khuynh hướng toàn trị bất kể ở đâu, trung tâm hay ngoại vi.

    @ Thực ra việc đàn áp đối các nhóm đối lập ở Mỹ cũng không tinh tế lắm đâu. Như Amazon dưới sức ép phải gứi thông báo là cấm cửa wikileaks cho nghị sĩ mỹ, hay việc cựu thống đốc 1 bang kêu gọi ám sát Julian thi đều có ở trên báo.

    Các tập đoàn truyền thông thi nhau bôi nhọ Julian dựa vào những cáo buộc vô căn cứ. Thay vì thảo luận chi tiết về thông tin Wikileaks tiết lộ thì lại tập trung dem pha dời tư người đưa tin.

    @ Hôm nay Julian Assange đã bị bắt. Bầy giờ các nước dân chủ bịt mồm dối lập bằng cách cáo buộc hiếp dâm. Xem ra bắt vào trại tâm thần lỗi thời mất rồi!

    ReplyDelete
  17. Lam` chi'nh tri. ma` cu* nga^m nga hoai` nhung~ bai` tuyen truye^n` tho*i` chie^n' tranh la.nh, hay ngo^i` doi cho*` Assange tie^t' lo^. bi' ma^.t ro^i` theo do' ma` ha`nh dong va` cam? tha^y' thoa? man~ vi` My~ no' toan` tri., thi` ke^? nhu* he^t' thuo^c'. Giet mot ke? cho^ng' ddo^i' de bao? ve^. chinh' tri. thi` he^. tho^ng' nao` ma` kho^ng co' ?? Viet Nam, Lien xo, Trung Quoc co' khong?

    Ddo^ng` chi' Dda*.ng Tie^u? dda~ ke^t' ho^n vo*i' Cao bo^i` Vie^n~ Ta^y la^u ro^i` nhu*ng ddo^ng` chi' Tu* Xang so*. "phuong Ta^y" va` "dien bien hoa` binh`" mo*i' la` ky`. Tren the gioi, co' to^? chuc, co' he thong nao` khong tu "dien bien hoa binh", cai? to^? cai? thie^n. chinh' mi`nh khong? Chan' dong-chi' Tu Xang het suc. Vay ma` sap tro thanh Thu? Tuong' mo*i' la` phie^n`.

    ReplyDelete
  18. Cái đích ngắm của dân chủ của nước Mỹ khác với phần còn lại thế giới, họ sẽ và đang cho rằng họ mới là số 1 vì vậy ai chống lại sô 1 thì phải trả giá đó là quan niệm của họ,ngày nay thực tiễn cho thấy nước Mỹ dưới thời của Obama đang trải qua một thời kỳ sắp xếp một trật tự mới, xác lập các tiêu chí mới cho các giá trị TBCN kiểu mới, trên con đường đi như vậy ai cản trở thì sẽ bị loại ngay tức khắc, đó chính là cách làm tất yếu của thể chế chính trị này.

    ReplyDelete