Thanh lương trà có lẽ là một cách gọi tên của riêng người Việt. Tên gọi này không có xuất xứ vay mượn từ Trung Quốc hay Nhật Bản. Cách gọi "trà" có lẽ cũng giống như "sơn trà", tức là một cách gọi không có nguồn gốc ngữ nghĩa của từ "trà". Cây thanh lương trà thuộc chi Sorbus (cây trong ảnh là Sorbus commixta, loài thanh lương trà phổ biến ở Nga là Sorbus aucuparia). Người Trung Quốc gọi thanh lương trà là hoa thu, người Nhật gọi là thất táo (nanakamado), người Anh gọi là rowan, người Nga gọi là рябина.
Thanh lương trà xuất hiện rất nhiều trong văn học Nga. Tiểu thuyết Doctor Zhivago của Pasternak có hẳn một chương mang tên Cây thanh lương trà ngọt ngào. Đoạn cuối của chương này viết:
"Cây thanh lương trà bị ngập tuyết đến lưng chừng, còn ở nửa trên thì các cành lá và các chùm quả nhỏ bị đông cứng vì băng. Nó chĩa hai cành đầy tuyết về phía chàng. Chàng chợt nhớ đến hai cánh tay mập mạp trắng nõn của Lara, hai cánh tay tròn lẳn và hào phóng của nàng. Chàng bèn ôm lấy hai cành thanh lương trà, kéo cả hai cành lại với mình. Như đáp lại tấm lòng của chàng, cây rũ tuyết rơi lả tả xuống khắp người chàng. Chàng lắp bắp mà không hiểu mình nói gì và chẳng nhớ mình là ai nữa:
- Ta sẽ gặp lại em người đẹp của ta, nữ hoàng của ta, thanh lương trà yêu dấu của ta, máu thịt của ta."
(Bản dịch của Lê Khánh Trường)
Thanh lương trà xuất hiện rất nhiều trong văn học Nga. Tiểu thuyết Doctor Zhivago của Pasternak có hẳn một chương mang tên Cây thanh lương trà ngọt ngào. Đoạn cuối của chương này viết:
"Cây thanh lương trà bị ngập tuyết đến lưng chừng, còn ở nửa trên thì các cành lá và các chùm quả nhỏ bị đông cứng vì băng. Nó chĩa hai cành đầy tuyết về phía chàng. Chàng chợt nhớ đến hai cánh tay mập mạp trắng nõn của Lara, hai cánh tay tròn lẳn và hào phóng của nàng. Chàng bèn ôm lấy hai cành thanh lương trà, kéo cả hai cành lại với mình. Như đáp lại tấm lòng của chàng, cây rũ tuyết rơi lả tả xuống khắp người chàng. Chàng lắp bắp mà không hiểu mình nói gì và chẳng nhớ mình là ai nữa:
- Ta sẽ gặp lại em người đẹp của ta, nữ hoàng của ta, thanh lương trà yêu dấu của ta, máu thịt của ta."
(Bản dịch của Lê Khánh Trường)
No comments:
Post a Comment