Bài mới

Nhận xét mới

Bài hát Cây thùy dương

Bài hát do Hợp xướng dân gian Ural trình bày

Bài hát này là một ca khúc rất nổi tiếng của Liên Xô do Rodygin viết nhạc trên lời thơ của Pilipenko. Nguyên gốc bài hát có tên là Cây thanh lương trà Ural (Уральская рябинушка).  Pябинушка là hình thức gọi thân mật trìu mến trong tiếng Nga. Không hiểu vì sao cây thanh lương trà trong tiếng Nga khi dịch lời bài hát sang tiếng Việt lại thành cây thùy dương. Không biết có phải do yếu tố âm nhạc nên ra thế. Thật ra có một số người đã dịch thanh lương trà từ tiếng Nga sang tiếng Việt thành thùy dương. Đây là cách dịch rất tùy tiện, vì thùy dương được dùng để dịch các loại cây ива thuộc chi liễu. Cây thanh lương trà đâu có mềm mại, lả lướt như cây thùy dương. Vẻ đẹp của phụ nữ Nga, khác với vẻ đẹp của phụ nữ Trung Quốc, không lấy sự mềm mại lả lướt như dương liễu làm chuẩn. Bài hát này được dịch sang tiếng Trung thành Sơn tra thụ, tức là Cây sơn trà. Đây cũng là một nhầm lẫn thú vị của người Trung Quốc. Xem bộ phim Tình yêu cây sơn trà của Trương Nghệ Mưu tôi mới biết bài hát này cũng khá thịnh hành ở Trung Quốc trước đây. Xem ra Ta và Tàu khá giống nhau, đều từng chịu ảnh hưởng tính lãng mạn melodrama của nghệ thuật Xô Viết.

Năm 1985, Rodygin là một trong ba chuyên gia  thẩm định âm nhạc, thẩm định một album nhạc của nhạc sĩ Novikov. Năm  1984 nhạc sĩ Novikov phát hành một album nhạc rock và album nhạc trở nên nổi tiếng. Ngay sau đấy album nhạc bị rơi vào tầm ngắm của Ban Tuyên huấn  Đảng Cộng sản Liên Xô và KGB. Novikov bị theo dõi và bị bắt. Rodygin và hai người khác đã ký vào một văn bản nói rằng tác giả của album âm nhạc này cần phải nếu không đưa vào nhà thương điên thì phải bỏ tù. Kết quả nhạc sĩ Novikov bị 10 năm lao cải. Sau đó chế độ Xô Viết  sụp đổ, năm 1990 Novikov được trả tự do vì không có chứng cứ phạm tội. Không rõ Rodygin có cảm thấy hối hận gì không, nhưng năm 1998 Rodygin được lựa chọn là công dân danh dự của thành phố Ekaterinburg. Cuộc đời và số phận của những con người không hẳn đã bằng phẳng, mà luôn có những bất trắc khó ngờ của lịch sử lạnh lùng và vô cảm.

Bản tiếng Việt

Bản tiếng Trung

Lời hát trong bộ phim Tình yêu cây sơn trà do Trương Nghệ Mưu đạo diễn

17 comments:

  1. Bác Đông A, tôi vưà mới thấy thêm hai entry về thanh lương trà và thùy dương. Hình hoa trái đẹp, hình ảnh văn chương lãng mạn, cảm ơn bác đã kỳ công cho độc giả chúng tôi thưởng thức.

    Nhưng Sơn Trà không chỉ là hoa trái, bị gọi trại đi từ "sơn tra" mà thành, nó đơn thuần còn là tên cuả một bán đảo và một ngọn núi nhỏ ở thành phố Đà Nẵng Việt Nam. Thời lính Mỹ còn đóng ở vùng này, người Mỹ đã gọi một đọan bãi biển Bắc Mỹ An trên bán đảo đó là China Beach. Khách sạn Furama lúc trước đã dùng lại cái từ này cho tên đường cuả k/sạn, nhưng nhân dân Đà Nẵng đã phản ứng buộc họ phải dùng đúng tên chính thức cuả nó là đường Hồ Xuân Hương cuả bãi Bắc Mỹ An, đồng thời kiên quyết gọi vùng biển ngoài khơi cuả mình là Biển Đông, chứ không là South China Sea.

    "Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
    Thương cha nhớ mẹ biết là nhường bao"

    Sơn Trà trong tâm hồn cuả những đứa con Quảng Nam Đà Nẵng xa nhà chính là ngọn núi đó. Không có hoa sơn tra, thanh lương trà trên ngọn núi đó ạ. Bác có biết một loại hoa khác, tên là Hoa Biển không?

    ReplyDelete
  2. Chúc phúc cho ông Trương Nghệ Mưu, đọan trích phim và nhạc có vẻ êm đềm thi vị. Mặc dù Trương là một đạo diễn có tài, nhưng những phim tầm cở cuả ông ta vẫn cứ làm người ta thấy... mệt khi xem. Tôi thích Lý An hơn.

    ReplyDelete
  3. Sắn cái vụ China Beach này tôi cũng muốn nhắc lại lời cuả Giáo sư Vũ Khiêu: "Trong năm vừa qua, vị thế của Việt Nam được nâng cao hẳn lên trong khu vực và trên thế giới. Những kết quả nổi bật của các Hội nghị Cấp cao ASEAN mở rộng, Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN về các trụ cột kinh tế, văn hóa và xã hội cùng với việc Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA và là nước chủ nhà Diễn đàn kinh tế Đông Á, được dư luận quốc tế và trong nước đánh giá cao. Công tác hội nhập quốc tế được triển khai tích cực và chủ động với những kết quả thiết thực. Uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam đang tạo thêm điều kiện thuận lợi và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi nghĩ rằng trong thành công này của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị của chúng ta, trong đó có phần đóng góp lớn của Thủ tướng."
    Trong ý tứ trên hẳn có ẩn chưá vấn đề Biển Đông, mà TT Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện quốc tế hoá việc tranh chấp hải lãnh theo luật quốc tế. Đây là một điều tốt và đúng đắn. Các bác không thể vì một số thất bại trong các vấn đề khác mà phủi sạch hết công cuả ông ta chứ? Tinh thần trung dung nằm ở chỗ nào?

    Cũng có người phàn nàn việc TT Nguyễn Tấn Dũng đã thông gia với cựu quân nhân cuả VNCH cũ. Sự ám chỉ về mối quan hệ này như một hành động "mất quan điểm" là nên dẹp đi. Tôi nghĩ, việc này là tự do chọn lựa hôn phối cuả cá nhân con gái ông ấy. Nếu ông ấy cũng đồng tình, thì đây là dấu hiệu cuả tinh thần hoà hợp, hoà giải dân tộc. Không ai lại nói hoà hợp hoà giải cái miệng không mà trong tay thì cứ thủ một con dao găm, hay nâng ly rượu mà tay kia thủ độc dược. Các bác không việc gì phải quá lo lắng. Miền Nam đã sụp đổ, có còn chăng là những bản nhạc vàng và văn chương một thời. Những cái đó nó không bao giờ mất đi, và cũng không nên tìm cách giết đi. Lâm vào cơn lốc cuả lịch sử mà huynh đệ tương tàn, nếu có một ngày một người nào đó sẽ hoá giải được những đau thương, mất mát đó để lại chan hoà Việt Nam là một nhà, thì tôi sẽ gọi người đó là vĩ nhân.
    Xin cảm ơn bác Đông A đã cho tôi dài dòng một chút xí nhe. Nếu không thích ý nghĩ cuả tôi thì cũng đừng đánh tôi, tội nghiệp, tôi rất yếu, đánh không lại ai đâu.

    ReplyDelete
  4. Bác Rodygin này giống bác Tố Hữu quá!Có vẻ cái tip người này xuất hiện rất thông thường trong xã hội khiếm khuyết dân chủ và tự do.
    Cảm ơn bác Đ.A về thông tin và những clip hay!

    ReplyDelete
  5. Tôi chỉ muốn hỏi là Cùng thực hiện một việc sai sót tệ gần như nhau nhưng với người này thì Tôi cho rằng họ "rất tuỳ tiện" và với người kia thì tôi nói là "nhầm lẫn thú vị" ...Như vậy mà có người bảo tôi là "không công bằng" và nào "không đi theo cái đúng hiện tại" nào là tôi "thiên lệch và nhiều cay cú" họ nói vậy có đúng? :))

    ReplyDelete
  6. Cây sơn trà và cây thanh lương trà có nhiều đặc điểm giống nhau: hoa nở vào mùa xuân, hoa trắng, nở thành chùm chi chít trên cây, có quả vào mùa thu, cùng màu đỏ. Do vậy nhầm lẫn như vậy là thú vị, bởi vì nếu không quy về pháp danh khoa học thì cũng thật khó phân biệt. Cây thùy dương và cây thanh lương trà chẳng có đặc điểm gì giống nhau, về cả hoa lẫn quả lẫn hình dạng cây. Do vậy nhầm lẫn như vậy là tệ hại. Cũng may tôi đang bình về âm nhạc nên chắc không bị chụp cái mũ là có định kiến hay lý do ngầm gì đấy, kiểu như kém tài hay từng mắc lỗi tương tự.

    ReplyDelete
  7. Khi đọc câu thơ cuả Tố Hữu "Đường bạch dương sương trắng nắng tàn", bao nhiêu năm tôi thực sự cứ tưởng đó là một loại lá kim như thông, dương liễu, kiên khổ trong xứ tuyết. Ai ngờ vào google mới biết hoàn toàn không phải vậy, nó trông thật mong manh.

    http://www.flickr.com/photos/chquan/3684485435/

    ReplyDelete
  8. Chào bác Đông A!
    Thế còn cây sơn la là cây gì? có phải là cây táo mèo không? và tên tiếng Anh, tiếng Nga của nó nữa?
    Xin chân thành cám ơn bác Đông A trước!

    ReplyDelete
  9. Nắng "tràn", không phải tàn đâu bác Gió.
    (Lại qua đây chơi à ;-) )

    ReplyDelete
  10. Bác Say, "Đường bạch dương sương trắng nắng tàn" chứ nhỉ?

    Trong sương trắng, mà nắng lại tàn nưã thì mới đẹp. Chứ nắng mà "tràn" thì có khác chi mấy cái đèn pha giữa sương mù ;-p

    Tóm lại là tôi cũng chẳng hịu nội cại vụ ni. Thanks.

    ReplyDelete
  11. Sơn Trà, Thùy Dương... không thấy bài nào hay. Tôi thích bài Đôi Bờ do Thảo Vân hát. Bác Đông A cho biết nghiã gốc cuả ca từ được không. Cảm ơn nhiều.

    ReplyDelete
  12. đọc qua những sơn trà và thanh lương trà của quý vị, không hiểu sao tôi lại nhớ về chùa Thanh Lương...
    Thanh Lương là một ngôi chùa nhỏ tại xã An Chấn-Tuy An-Tp Tuy Hòa-Phú Yên.
    Một ngôi chùa như hàng triệu ngôi chùa khác trên đất nước Việt Nam.
    Điều đáng nói, là nơi đây có pho tượng Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, không biết từ phương trời nào, trôi dạt trên biển và tấp vào bãi biển xã An Chấn. Được chính quyền, nhân dân cung thỉnh vào thờ tự tại chùa Thanh Lương.
    Chiêm bái pho tượng, trong lòng tôi trào dâng lên một xúc cảm mãnh liệt....
    Trải qua bao mưa nắng khắc nghiệt, lênh đênh qua bao thác ghềnh, cộng thêm sự ký sinh của những sinh vật trên biển...pho tượng không còn nguyên vẹn như thưở ban đầu, nhưng, khi ta chiêm bái, đảnh lễ...sự an lạc, nhân từ, phổ độ chúng sinh, cứu khổ cứu nạn....tinh thần ấy vẫn toát ra từ pho tượng tróc sơn, không còn nguyên vẹn....
    Vài dòng góp vui với quý vị, nếu có gì không phải, xin lượng thứ.

    ReplyDelete
  13. @Gió chướng: tôi google ra bản dịch của Thái Bá Tân:

    Suốt đêm qua trời mưa
    Lên lá xanh, càng mục.
    Ai cũng nói rằng em
    Được yêu và hạnh phúc.

    Cả em, em cũng tin.
    Dù trái tim không vậy -
    Chúng ta ở đôi bờ
    Một dòng sông nào đấy.

    Đàn chim bay từng đôi,
    Như sóng kề bên sóng.
    Các bạn gái có đôi,
    Chỉ mình em thất vọng.

    Nhưng em chờ, em tin,
    Dù trái tim không vậy -
    Chúng ta ở đôi bờ
    Một dòng sông nào đấy.

    Suốt đêm qua trời mưa,
    Nhưng bình minh đã tới.
    Chỉ mình anh, mình anh,
    Mình anh em chờ đợi.

    ReplyDelete
  14. Ái chà, lãng mạn quá!
    Lời Nga đây:

    Два берега
    Поженян Г.
    -----------------------------
    Ночь была с ливнями -
    И трава в росе...
    Про меня - "счастливая!"
    Говорили все.
    И сама я верила
    Сердцу вопреки:
    Мы с тобой два берега
    У одной реки.

    Утки все парами,
    Как с волной волна.
    Все подруги с парнями,
    Только я одна.
    Все ждала и верила
    Сердцу вопреки:
    Мы с тобой два берега
    У одной реки.

    Ночь была. Был рассвет
    Словно тень крыла.
    У меня другого нет.
    Я тебя ждала.
    Все ждала и верила
    Сердцу вопреки:
    Мы с тобой два берега
    У одной реки.

    Từ hồi bé, tôi đã phân vân câu “Suốt đêm qua trời mưa/Lên lá xanh càng mục” không hiểu thế nào. Ừ thì mưa có thể làm lá (lọai rụng rồi chứ không thể là lọai còn xanh trên cành) mau mục. Nhưng như thế phải nói “nên” chứ không phải “lên” được. Thái Bá Tân phóng tác cũng ghê răng:
    - Câu đầu “Ночь была с ливнями -И трава в росе “ có lẽ chỉ là: đêm trôi qua với mưa rào (tầm tã) và lá (cỏ) ướt đẫm thôi, chứ “suốt đêm qua trời mưa, lên lá xanh càng mục” thì khiếp thật.
    - “Утки все парами” là vịt bơi thành từng cặp chứ chẳng phải thiên nga sánh đôi đùa trên sóng như lời Việt. Утки là vịt ! Cả một mớ vịt, bơi có đôi, dập dờn dập dờn-thơ ra phết, cần gì phải nâng cấp lên thành thiên nga (лебедь).
    Quên, bác Gió: hôm nọ bác cứ đòi quả “nắng tàn” trong em ơi Ba-lan thì tùy bác nhưng
    ông Lành-Tố Hữu viết “tràn” , và quả là hay/S.

    ReplyDelete
  15. @ Bác Luu Van Say ơi, không phải là "Nên lá xanh, càng (cua) mục" mà là "Lên lá xanh, cành(cây) mục" ạ. Google sai ạ.

    ReplyDelete
  16. Tôi được đọc cái entry này cũng lâu rồi, vì lỗ mỗ nên chưa dám chen chân. Nhưng được hóng hớt với mấy cao thủ 'dân gian', nên mạn phép 'cọp' lại vài ý, mong bác Đông A và các bác ở đây chỉ giáo.

    Trong bộ Từ điển Nga-Việt (2 'tôm', circa 1979-1980), có ghi - рябина là cây (quả) thanh lương trà thật. Vậy 'thanh lương trà' có nghĩa gì?

    Chữ 'thanh' (có bộ thủy 3 chấm) có nghĩa là nước trong, 'thanh lương' có nghĩa là 'trong sáng mát mẻ', như 'thanh lương nhiệt' là thuốc giải nhiệt (antipyrine)
    Chữ 'trà' có nghĩa là 'cây chè', hoặc cây 'sơn trà'
    (Tiếng Pháp là sorbe, sorbier, tiếng Anh là rowan tree (berry), có hơi lạ tiếng Đức là Vogelbeere).

    Như vậy giải thích 'sơn tra' là 'nói trẹo' của 'sơn trà' là chưa ổn... Thực ra 'sơn tra thụ' (theo Hán tự trên hình mà bác Đông A dẫn) là một loại cây, mà quả của nó dùng làm thuốc tiên. Như vậy người Tàu đâu có nhầm, ở đây họ dùng theo lối 'metaphore'...

    Bên "Diễn đàn Nước Nga trong tôi" (3N) cũng có cuộc tranh luận khá thú vị về "Thanh lương trà - Thùy dương" (http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=1335&page=4), mà nghe đâu gần đi tới 'kết luận' (các bác bên 3N có viện dẫn cả Thiều Chửu) - "Thùy dương = Phi lao"!

    Mấy anh bạn có lọ mọ Đào Duy Anh, thì thấy cụ nói - 'Thùy' có một nghĩa là 'ở trên cúi xuống, tua xuống', 'Thùy dương' là loài Cây dương cành lá mềm rủ xuống, tức Cây liễu.

    ReplyDelete