Bài mới

Nhận xét mới

Cẩm chướng mỹ nữ

Cẩm chướng mỹ nữ

Tìm hiểu về loại hoa này tôi mới biết tên hoa cẩm chướng là tên riêng của Việt Nam. Trước tôi cứ nghĩ cẩm chướng là tên gọi có xuất xứ từ Trung Quốc hay Nhật Bản. Người Trung Quốc gọi hoa cẩm chướng là thạch trúc, còn người Nhật gọi là phủ từ hay thạch trúc tùy theo từng loại. Hoa này không hẳn giống như hoa cẩm chướng thông thường (Dianthus caryophyllus). Chúng nở thành chùm có dạng hình cầu. Tên khoa học của hoa là Dianthus barbatus. Tôi gọi hoa là cẩm chướng mỹ nữ. Cái tên này tôi ghép từ tên gọi "cẩm chướng" của Việt Nam do có chi là Dianthus, và tên "mỹ nữ" từ tên gọi của Nhật Bản "mỹ nữ phủ tử" (bijo-nadeshiko). Người Trung Quốc gọi hoa này là "Ngũ thái thạch trúc" do hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ. Có thể gọi hoa là "cẩm chướng nhung" như một cách gọi ở Việt Nam. Song tôi muốn dùng tên "cẩm chướng nhung" để gọi cho những hoa cẩm chướng trông giống như cẩm chướng mỹ nữ này, nhưng nở thành từng hoa đơn lẻ, không thành một chùm có dạng hình cầu.

Basho có bài thơ sau về hoa cẩm chướng:

shimo no nochi nadeshiko sakeru hioke kana

Bản dịch của tôi:

Sương đọng
Những bông cẩm chướng nở
Lò than gỗ

Bài haiku này là sự liên tưởng khá thú vị. Sương rơi xuống những bông cẩm chướng đang nở, càng làm hoa trở nên rực rỡ, như những viên than đỏ rực trong lò lửa.

Cẩm chướng mỹ nữ


3 comments:

  1. Đúng là nếu không thấy hoa thì đọc mấy bài haiku trên cũng không hiểu được ý nghĩa.

    ReplyDelete
  2. Khổ nỗi, đọc bài nào về hoa của bác Đông A cũng thấy hoa tuyệt cả. Đọc nhiều quá đâm không xác định nào hoa này hay ho hơn hoa nào.

    ReplyDelete
  3. Sao lại phải khổ sở xem hoa nào hay hơn hoa nào? Thiên nhiên cho mỗi loài hoa có những đặc sắc riêng của mình, không trùng lặp và đa dạng.

    ReplyDelete