gần đây truyền thông việt nam hàng ngày ra rả "kỷ nguyên vươn mình". vấn đề đặt ra là người việt sử dụng từ "kỷ nguyên" để chỉ một thời đại, một thời kỳ hay một khoảng thời gian có đúng không?
kỷ nguyên là một từ hán việt, thành ra rất dễ tra chúng trong các từ điển chữ hán, hán việt và tiếng việt.
việt nam tự điển của hội khai trí tiến đức giải nghĩa: kỷ nguyên 紀元: phép làm lịch lấy năm đầu của một triều đại hay một tôn giáo mà tính đi: khổng tử sinh trước tây lịch kỷ nguyên 551 năm.
hán ngữ đại từ điển của trung quốc cũng giải nghĩa: kỷ nguyên: năm bắt đầu để tính niên đại cho một thời đại lịch sử. lịch sử trung quốc, từ hán vũ đế lấy năm đầu tiên hoặc năm tiếp theo của vị vua lên ngôi là nguyên niên (năm đầu tiên) và lập niên hiệu kỷ nguyên.
như vậy các từ điển hán ngữ, hán việt đều thống nhất kỷ nguyên là năm đầu tiên, bắt đầu để tính một niên đại lịch sử, có nghĩa nó là một thời điểm, thời gian bắt đầu, mốc thời gian đầu của một thời đại, của một thời kỳ, của một khoảng thời gian trong lịch sử, chứ không phải mang ý nghĩa như một thời đại, một thời kỳ hay một khoảng thời gian trong lịch sử. thật ra từ "kỷ nguyên" là một từ ghép đơn giản, ý nghĩa rõ ràng, "nguyên" là đầu như "nguyên niên" là năm đầu, năm thứ nhất, "kỷ" là ghi chép như "kỷ niên" là ghi chép chuyện hàng năm, biên niên. thành ra chúng ta có thể thấy người trung quốc không bao giờ sử dụng từ "kỷ nguyên" để chỉ một thời đại, một thời kỳ hay một khoảng thời gian.
nhưng đến từ điển tiếng việt do hoàng phê chủ biên, "kỷ nguyên" được giải nghĩa như sau: thời kỳ lịch sử mở đầu bằng một sự kiện trọng đại có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển về sau của một xã hội hay của một lĩnh vực nào đó.
như vậy có thể thấy có một sự dịch chuyển ý nghĩa của từ "kỷ nguyên" từ một thời điểm bắt đầu sang ý nghĩa của một thời đại, thời kỳ lịch sử, mặc dù từ điển tiếng việt do hoàng phê chủ biên đã phải tính đến sự kiện trọng đại mở đầu. hiện tượng dịch chuyển ý nghĩa như vậy có thể giải thích như cao xuân hạo từng viết: "“lây nhiễm” (contaminated) ý nghĩa [...] – một hiện tượng khá phổ biến trong ngôn ngữ học lịch sử, mà nguồn gốc chủ yếu là những sự ngộ nhận của những người ít học (hay những người ngoại quốc chưa thông thạo thứ tiếng đang học)."
từ một thời điểm bắt đầu của một thời kỳ lịch sử, "kỷ nguyên" đã bị "lây nhiễm ý nghĩa" thành một thời kỳ lịch sử, một khoảng thời gian trong lịch sử, mà bản chất của sự dịch chuyển ý nghĩa đó không nằm ngoài "những sự ngộ nhận của những người ít học". đúng là một thời đại "nào có ra gì cái chữ nho" và sự lên ngôi của ít học và thất học.
No comments:
Post a Comment