Bài mới

Nhận xét mới

Hoa bát thủ

Photobucket

立つ人に因りて八手の花もよし
Tatsu hito ni yorite yatsude no hana mo yoshi
Kyoshi

Tùy theo người đứng
hoa bát thủ vẫn đẹp

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy hoa bát thủ ở Lục nghĩa viên. Lúc đấy chưa biết hoa tên là gì. Sau sang Ngự uyển mới biết hoa có tên là bát thủ. Cây hoa có tên khoa học là Fatsia japonica, một loài cây bản địa của Nhật Bản. Sở dĩ cây hoa có tên là "bát thủ" được cho là do lá của cây tạo thành nhiều múi như những ngón tay. Nhưng thật sự số múi của lá cây luôn là số lẻ, 7 hay 9 múi. Có lẽ "bát" không phải chỉ số 8, mà mang ý nghĩa như "kép" hay "nhiều", kiểu giống như "bát trùng" có nghĩa là cánh kép.

Cây bát thủ thường được dịch ra tiếng Việt rất sai thành cây dây leo. Ví dụ bản dịch tiếng Việt của Ngô Quý Giang tiểu thuyết Tiếng rền của núi đã dịch thành: "Ngày chủ nhật ở nhà Singo dùng cưa cắt bụi dây leo quấn chặt lấy gốc cây anh đào ngoài vườn". Cây bát thủ đâu phải là loại dây leo. Đó là một loại cây bụi. Bản dịch tiếng Anh của Seidensticker là: "On Sunday morning, Shingo sawed down the yatsude at the foot of the cherry".

6 comments:

  1. Cây này Trung Quốc gọi là bát giác kim bàn 八角金盘. Vậy thì bát không phải nghĩa bóng?
    http://www.google.com/search?hl=en&as_q=Fatsia+japonica&as_epq=&as_oq=&as_eq=&as_nlo=&as_nhi=&lr=lang_zh-CN&cr=&as_qdr=all&as_sitesearch=&as_occt=any&safe=images&tbs=&as_filetype=&as_rights=

    http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%9A%E5%AE%A4%E5%85%AB%E8%A7%92%E9%87%91%E7%9B%98

    ReplyDelete
  2. @Viet Long: 中国 chế lại thì sao. Tôi thì lấy cái chuẩn Latin làm gốc, nếu cái loài nào tôi không biết thì lấy tên khoa học ra mà gọi
    Mà công nhận mấy loài hoa lạ này bác ĐÔng A chịu khó sưu tầm thật

    ReplyDelete
  3. Trung Quốc không chế lại từ này. Loài Fatsia polycarpa là loài đặc hữu của Đài Loan:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Fatsia_polycarpa
    do đó nó phải có tên gọi bản địa và được gọi là đa thất bát giác kim bàn 多室八角金盘:

    ReplyDelete
  4. Ồ, loài hoa mà tôi viết ở đây là Fatsia japonica, loài bản địa của Nhật Bản, không phải là loài Fatsia polycarpa.

    ReplyDelete
  5. Theo link đã dẫn ở trên thì bát giác kim bàn vừa dùng để chỉ chi Fatsia, vừa dùng để chỉ loài Fatsia japonica.

    ReplyDelete
  6. Hoa này ở Việt Nam có không ạ?

    ReplyDelete