Bài mới

Nhận xét mới

Hoa mai

Photobucket

梅が香に追ひもどさるる寒さかな 
ume ga ka ni  oimodosaruru samusa kana 
Basho

Hương mai
hút người lại
lạnh

Hoa mai (hoa mơ), hoa mận, hoa đào tất nhiên khác nhau, tuy chúng thuộc cùng một chi Prunus. Tuy nhiên trong tiếng Anh mai hay mận đều được gọi là plum [apricot là hạnh (mơ)], cho nên rất dễ xảy ra dịch hoa mai thành hoa mận. Tiếng Việt rất hay vừa gọi là mai, vừa gọi là mơ. Mơ có thể là âm Hán Việt cổ. Mơ lại trùng âm với giấc mơ. Tiếng Nhật mai và giấc mơ âm cũng gần giống nhau: ume và yume.  Mai và mộng có phải như vậy không?

Mai được coi là biểu tượng của người quân tử. Quân tử là một khái niệm thú vị, đi cùng tiểu nhân thành một cặp đối nghịch. Đặc điểm của quân tử là không mặc định, ấn định hay bất biến. Có thể nhờ tu dưỡng mà trưởng thành thành quân tử. Quân tử có đồng nhất với trí thức? Điều này có thể tùy thuộc vào định nghĩa, nhưng ít nhất quân tử có đối nghịch tiểu nhân, còn trí thức không thấy có. Trí thức là một khái niệm vô bổ nhất trần đời. Nó phụ thuộc vào việc người ta định ra nó như thế nào, nhưng bởi vì không có đối chứng cho nó nên định nghĩa về nó giống như một thứ cao su, co giãn thoải mái, khớp đâu cũng được. Thành ra người bảo có, người nói không, ỏm tỏi như một đám mù sờ voi. Nhưng điều buồn cười nhất là đa số những người nói về trí thức đều tự nhận mình không phải là trí thức. Điều này có vẻ như kiểu lão nông bàn về nhà thiên văn, và nhà thiên văn bàn về nông dân. Trước thế kỷ 18 toàn thể nhân loại không có khái niệm trí thức. Vậy chẳng lẽ mấy nghìn năm toàn nhân loại sống trong tăm tối và chỉ khi có cái được gọi là trí thức thì thế giới mới bừng sáng hay sao? Để tránh cái nghịch lý lịch sử này định nghĩa trí thức lại được co kéo sao cho có vẻ trùm lên lịch sử, nhưng nhìn thế nào cũng thấy không lòi đầu thì lòi chân hay tay. Ví dụ như trí thức không thể đồng nhất với quân tử vì không có cặp tiểu nhân đi cùng. Một thực thể nếu đã tồn tại thì nó không phụ thuộc vào bất kỳ định nghĩa nào hay nhận thức nào. Người nông dân, không cần bất cứ ai đưa ra định nghĩa về nông dân, đều biết mình một cách chắc chắn và xác quyết là nông dân. Người trí thức, nếu như có cũng sẽ phải như vậy, tự biết mình một cách chắc chắn và xác quyết là trí thức. Phạm Thị Hoài vừa có bài về "đối lập trung thành", cũng giống như "trí thức phò chính thống" trước đây, tôi xếp vào dạng vô bổ, cũng như các kiểu định nghĩa trí thức của ông Chu Hảo. Khi nào người ta thích bàn về trí thức? Quan sát ông Chu Hảo và bà Phạm Thị Hoài tôi rút ra một kết luận (à la confirmation bias): khi không còn khả năng hay năng lực làm đúng chuyên môn mà đáng lẽ họ vốn phải làm. Phạm Thị Hoài không còn khả năng viết văn, ông Chu Hảo đã từ lâu vất hòn gạch gõ cửa là nghiên cứu vật lý rồi. Vẽ ma quái bao giờ cũng dễ và không cần tới năng lực.

Bài haiku của Basho nói về hương hoa mai. Hoa mai không nồng, hương rất thoảng, như một làn hơi lạnh thuần khiết. Ô trọc không bao giờ có thể nhận ra hương mai.

3 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. Đông A hơi bị tự mãn về mình đấy: phê bà Hoài là vẽ ma quỷ thì dễ nhưng Đông A chưa bao giờ có những bài luận sắc sảo như bà Hoài.
    Đúng đấy tán nhảm nhí về thơ Basho thì dễ ợt à.
    Đem so "tài" của Đông A về văn học và triết lý voi bà Hoài thì cũng như so tài vật lý của Đông A với .... Landau...:-))) hơi phóng đại chút.
    Nhưng câu này đúng: Đông A chưa thưởng thức được ... Làn hơi sắc lạnh trong văn bà Hoài.... He he

    ReplyDelete
  3. Lần đầu tiên được diện kiến blog của Anh Đông A.
    Tôi rất thích những vần thơ haiku mà anh tuyển lên đây.

    ReplyDelete