Bài mới

Nhận xét mới

Ngoại giao Mỹ quan tâm gì ở Hà Nội và Sài Gòn?

Photobucket

Tôi sử dụng thống kê điện tín từ Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán ở TP Hồ Chí Minh mà WikiLeaks công bố để xem thử ngoại giao Mỹ quan tâm gì ở Hà Nội và Sài Gòn. Các con số thống kê dựa trên phân loại tag của các bản điện tín. Số lượng bản điện tín từ Hà Nội (2325 bản tin) gấp 3 lần số bản điện tín từ Sài Gòn (777 bản tin). Do vậy về số lượng tuyệt đối, tin tức thu thập từ Hà Nội đều vượt trội hơn so với tin tức thu thập từ Sài Gòn. Nhưng nếu so sánh theo tỷ lệ phần trăm sẽ thấy có những đặc điểm rõ nét khác. Nhìn tổng thể, ngoại giao Mỹ quan tâm chủ yếu tin tức về đối ngoại, hoạt động của Chính phủ và nhân quyền của Việt Nam. Đây là ba nội dung xuất hiện thường xuyên nhất trong các bức điện tín. Có lẽ cũng không có gì ngạc nhiên khi ngoại giao Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề đối ngoại của Việt Nam. Đây có lẽ là vấn đề Mỹ rất cần tin tức để phân tích và dự đoán đường lối đối ngoại của Việt Nam. Về tỷ lệ phần trăm, cả ba nội dung trên ở Sài Gòn đều cao hơn ở Hà Nội, đặc biệt ở nội dung hoạt động của Chính phủ và nhân quyền. Như vậy có thể thấy ngoại giao Mỹ ở Sài Gòn đặc biệt chú trọng khai thác tin tức về hoạt động của Chính phủ và nhân quyền ở Việt Nam. Nhìn ở bình diện khác, có thể suy đoán tin tức về hoạt động của Chính phủ dễ bị rò rỉ ra bên ngoài ở Sài Gòn hơn là ở Hà Nội, hay ở Sài Gòn có nhiều vấn đề liên quan tới nhân quyền hơn là ở Hà Nội. Trong khi đó những vấn đề liên quan tới quân sự và quốc phòng, giới ngoại giao Mỹ ở Sài Gòn không hề có tin tức hay không hề quan tâm.

7 comments:

  1. Liệu dân có còn cho Đảng dựa nữa không? dựa đến bao giờ?
    Mời bác ghé nhà mình xem

    ReplyDelete
  2. Wikileaks – Kế hoạch cho Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh

    ReplyDelete
  3. ".. có thể suy đoán tin tức về hoạt động của Chính phủ dễ bị rò rỉ ra bên ngoài ở Sài Gòn hơn là ở Hà Nội"
    Câu này bác Đông A phán khống rồi. Số lượng tin gởi đi nhiều không có nghiã là tin tức bị "rò rỉ". Tin truyền đi danh chính ngôn thuận, bộ phận lưu trữ bị đưa ra public thì không thể dùng từ rò rỉ theo cái nghiã "tiết lộ bí mật" gì đó được. Nội dung cuả tin đó mới là là quan trọng. Nếu bác nói chuyện với ai đó nhiều lần vẫn không có nghĩa là bác đã thông tin cho người đó nội dung gì quan trọng, phải không a?

    Từ thống kê số lượng trên, tôi nhận thấy những vấn đê lớn, cốt tử cuả Việt Nam như nhân sự, Trung Quốc, tham nhũng, quân sự quốc phòng, trợ giúp bán đồ quân sự, thăm viếng các nhân vật nổi tiếng, an ninh quốc gia, khoa học công nghệ, etc. phải nói hầu hết là từ Hà Nội --> Mỹ và Hà Nội liên lạc nhau nhiều nhất.
    Những tin tức về nhân quyền, tôn giáo thì đi ra ngoài phố cũng có thể tìm tin được mà, họ cần chi mà phải hỏi Hà Nội?

    Trên tinh thần trung dung, nhấn mạnh liên tục ở đây: nhận xét cuả bác không chính xác, gây qui kết, hiểu lầm không đúng. NỘI DUNG cuả một tin đưa đi là đáng nói, số tin đưa đi không nói lên được điều gì cả. Bên Blog Kami đưa một cái tin từ Wikileak rất giật gân, nhưng không post bằng chứng, thật hư chẳng rõ, nó khơi khơi, rất đáng ngại. Sẵn dịp này mà make up story là rất bết.

    ReplyDelete
  4. Tôi đã viết là tôi suy đoán rồi. Nhưng tôi cho rằng nếu đó tin danh chính ngôn thuận thì từ Hà Nội gửi về là được, Sài Gòn đâu phải gửi nữa. Cùng một vấn đề, tin gửi từ Sài Gòn phải khác tin gửi từ Hà Nội.

    Tôi không nghĩ những tin về tôn giáo, nhân quyền là những tin đi ra ngoài phố cũng có thể tìm được. Tôi đoán rằng trong số các điện tín đấy dễ có các báo cáo về các cuộc gặp gỡ với các nhân vật liên quan tới tôn giáo và nhân quyền. Tôi cho rằng các báo cáo đó chính là cơ sở để Mỹ ứng xử với các vấn đề này trong quan hệ với Việt Nam.

    Tôi đưa ra nhận xét của tôi dựa trên con số thống kê. Nó phản ánh rất rõ nét. Ví dụ như ngay blog của tôi, xem label thấy label hoa và haiku có nhiều entry nhất, từ đó thấy rằng tôi rất thích tìm hiểu và viết về hoa và haiku, mà chưa cần phải biết nội dung về hoa và haiku như thế nào.

    ReplyDelete
  5. Tôi công nhận là bác Đông A viết nhiều nhất về hoa cỏ và haiku, tôi vào đó nhiều xem nhiều nhất. Xin cảm ơn.

    Theo lý luận trên cuả bác thì Sài Gòn rất thích Mỹ, như bác Đ.A. thích hoa và haiku. Bác thấy điều này tốt và đáng khuyến khích không?

    ReplyDelete
  6. Xin phép bác DA lạc đề chút:

    http://www.tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/471735/index.html

    Phần kết hoàn hảo cho câu chuyện hết sức đặc trưng ở xứ Lừa.

    ReplyDelete