Bài mới

Nhận xét mới

Cố hương

Photobucket
Aki totose  kaette Edo o  sasu kokyo
Basho

Thu, mười năm
thay chỉ Edo
cố hương

Mười năm ở Edo, mười mùa thu, Basho không còn gọi Edo, đất Tokyo ngày xưa, là Edo nữa. Ông gọi đấy là cố hương. Từ "cố hương" trong bài haiku này đọc theo kiểu Hán, kokyo, không đọc là furusato. Tôi thấy người ta bảo furusato nghe thân thiết, da diết hơn kokyo. Không biết có đúng không? Cố hương và quê cũ nghe cái nào thân thiết hơn? Dường như người Việt rất ít gọi cố hương, quê cũ hay quê gốc. Người Việt gọi là quê nhà. Từ "quê nhà" không có khái niệm thời gian. "Gốc" cũng là "cũ", là cái trước đây, không còn phải là cái hiện nay nữa. Khái niệm không có thời gian có thân thiết hơn khái niệm có thời gian? Có thời gian là có quá khứ và hiện tại. Không có thời gian là không có hôm qua và hôm nay. "Quê nhà" là  địa chỉ ba chiều của không gian, không có thời gian. "Cố hương" là địa chỉ bốn chiều không-thời gian. Không có thời gian thì không có ký ức, không có thay đổi của mất trật tự. Đó là một trật tự vĩnh cửu - quê nhà. Cố hương có sự tăng trưởng của mất trật tự, do vậy càng với thời gian nó càng mất đi trật tự của thưở ban đầu, tức là ký ức càng ngày càng mờ hơn.

Đọc bài haiku này của Basho không khỏi không nhớ tới bài Độ Tang càn của Giả Đảo. Cũng một giới hạn thời gian, mười năm. Cũng vọng về nơi đấy, giờ đã như là cố hương.

Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương
Quy tâm nhật dạ ức Hàm Dương
Vô đoan cánh độ Tang Càn thủy
Khước vọng Tinh Châu thị cố hương

Tinh Châu đất khách trải mươi hè
Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ quê
Qua bến Tang Càn vô tích nữa
Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê
     (Bản dịch của Tản Đà)

No comments:

Post a Comment