Hoa này có thể gọi là hoa đào kim ti hay hoa đào tơ vàng. Đấy là tên gọi theo kiểu của người Trung Quốc. Nhưng có lẽ gọi là mai kim ti hay mai tơ vàng có khi lại hợp hơn, bởi vì hoa trông giống hoa mai hơn. Hoa có nhị trông như những sợi tơ vàng óng ả, khá dài vươn khỏi đài hoa. Quảng quần phương phổ có 4, 5 dòng chép về hoa này, trong cùng quyển chép về hoa đào. Người Nhật gọi hoa này, đọc theo Hán tự, là "mỹ dung liễu" hay "Vị ương liễu" (biyou-yanagi). "Mỹ dung" là dung nhan đẹp, còn "Vị ương" không rõ có xuất xứ như thế nào. Có thể "Vị ương liễu" để chỉ cây liễu trong cung Vị ương, như trong câu thơ của Bạch Cư Dị "Thái dịch phù dung, Vị ương liễu", vốn để tả vẻ đẹp của Dương Quý Phi. Cũng hơi lạ là người Nhật gọi cây hoa này thuộc loại "liễu", nhìn chẳng thấy giống cây liễu thướt tha mềm mại rủ cành. Tên khoa học của cây là Hypericum chinense, cho thấy cây vốn là cây bản địa của Trung Quốc.
Bài haiku sau của Dasoku:
sakide nu bieu-no-yanagi tayotayoto
Bản dịch của tôi:
Nở rực rỡ
Những bông đào kim ti
Mềm mại yêu kiều
Hoa thường hay được liên tưởng tới người phụ nữ. Hoa đào kim ti lại càng khiến người ta tưởng tới những người con gái yêu kiều mềm mại.
Bài haiku sau của Dasoku:
sakide nu bieu-no-yanagi tayotayoto
Bản dịch của tôi:
Nở rực rỡ
Những bông đào kim ti
Mềm mại yêu kiều
Hoa thường hay được liên tưởng tới người phụ nữ. Hoa đào kim ti lại càng khiến người ta tưởng tới những người con gái yêu kiều mềm mại.
Xin phép được truy xuất bài viết này trên www.vietutd.com
ReplyDeletehttp://www.vietutd.com/?mn=4&url=http%3A%2F%2Fdonga01.blogspot.com%2F&label=hoa&num=40